Hot | Tin Tức Tổng Hợp Hot - Tin Tức Tổng Hợp

Đi du học, nữ sinh viên thành gái mại dâm

Rất nhiều nữ sinh chọn chọp cách kiếp sống là trở thành gái mại dâm


Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Đài Loan, số lượng sinh viên Đài Loan tới Úc mỗi năm tăng lên nhanh chóng. Điều đặc biệt, rất nhiều cô gái Đài Loan tới Úc học tập đều không chịu được sức cám dỗ của nghề nghiệp đang trở nên thời thượng nơi đây : gái mại dâm.

Nghề thời thượng : Gái mại dâm

Theo khảo sát của phóng viên, tại thành phố lớn thứ 4 của Úc là Perth rất nhiều nữ tiếp viên quán bar, massage, quán karaoke là sinh viên Đài Loan sang Úc du học.

Trao đổi với các phóng viên, những cô sinh viên trẻ cho biết chi phí học tập tại Úc khá cao và nhiều khi ra trường họ không tìm được việc nào lương cao hơn việc làm gái bán dâm. Có một mạng lưới gái bán dâm sinh viên được hình thành trong các trường Đại học ở Úc mà thành viên chủ yếu là gái bán dâm.

Năm 2004, Úc và Đài Loan đã ký "Cam kết thiết lập visa song phương" dành cho những người từ độ tuổi 18-30 tuổi để xin thự thực hợp lệ trong 1 năm.

Theo số liệu thống kê xuất nhập cảnh Úc, trong 9 năm qua, số lượng người Đài Loan tới Úc trong độ tuổi 18-30 lên tới 100.000 người.

Rất nhiều nữ sinh chọn cách làm gái bán dâm tại các quán karaoke để kiếm thêm thu nhập.
Hủy hoại danh tiếng
Được biết, trung bình thu nhập của một nữ sinh làm gái bán hoa khoảng 6000 tệ.

Tại Úc, mại dâm là một hoạt động được công nhân hợp pháp nên rất nhiều nữ sinh tới đây có thể dễ dàng hoạt động một cách chuyên nghiệp mà không vấp phải trở ngại nào. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những cô gái này đang góp phần hủy hoại danh tiếng của Đài Loan.

Nữ tiếp viên người Đài Loan Girl Angel khoảng 27 tuổi, tốt nghiệp Đại học Khoa học và Công nghệ hiện đang làm việc tại một quán cafe "da thịt" cho biết cô không muốn tìm kiếm việc khác bởi đây quả là một việc làm lương cao.

Hiện tại, Ủy ban ngăn ngừa tệ nạn của Đài Loan đã bắt đầu "sờ gáy" hoạt động này để cắt đứt các đường dây gái mại dâm sinh viên của xứ Đài được hoạt động một cách rất sôi nổi tại nước Úc. Đồng thời tại Đài Loan, ban tư vấn du học cũng được nhắc nhở về vấn đề này khi tư vấn cho các bậc phụ huynh chọn quốc gia cho con mình đi du học.
Read more…

Vợ giúp chồng hiếp dâm em ruột mới 7 tuổi để "đền bù" vì mất trinh

Hội đồng xét xử sau khi cân nhắc các tình tiết liên quan đã tuyên mức án 14 năm tù giam cho Đặng Lý Tưởng.
 Vợ giúp chồng hiếp dâm em ruột mới 7 tuổi để đền bù vì mất trinh

Vợ chồng bị cáo Tưởng và Huyền 


Vợ chồng bị cáo Tưởng và HuyềnPhiên tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tây Ninh ngày 7/1 khép lại, những giọt nước mắt của hai bên nội ngoại bị cáo, bị hại rơi xuống. Riêng những người có mặt tại khán phòng xét xử cảm thấy đắng lòng trước câu chuyện hiếp dâm có thật mà cứ tưởng như đùa.Hội đồng xét xử sau khi cân nhắc các tình tiết liên quan đã tuyên mức án 14 năm tù giam cho Đặng Lý Tưởng (23 tuổi, tên gọi khác là Cu) và 7 năm tù giam cho Phạm Thị Huyền (17 tuổi, cùng ngụ ấp Trâm Vàng 1, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, Tây Ninh) cùng tội “hiếp dâm trẻ em”.

Bù đắp cho chồng vì… lỡ mất trinh (?!)


Theo cáo trạng, khoảng tháng 7/2013, trong những ngày P.T.P.Q (lúc này 7 tuổi, em ruột của Huyền) đến nhà chơi, Huyền đã giúp sức cho Tưởng nhiều lần thực hiện hành vi giao cấu.
Nhiều người có mặt tại tòa sau khi nghe xong bản cáo trạng đã thốt lên: “Thật không dám tin, các bị cáo bị khùng rồi”.
Chủ tọa bắt đầu phiên tòa cũng bằng câu hỏi tương tự: “Từ nhỏ, bị cáo Huyền có bị té sông, té giếng gì hay không?”.Đại diện Viện KSND cũng nhiều lần nhắc lại câu hỏi đắng lòng đối với bị cáo Huyền: “Vào lúc giúp chồng thực hiện hành vi giao cấu, bị cáo nghĩ gì?”. Bị cáo Huyền chỉ giữ thái độ im lặng.
Nhiều thành viên trong Hội đồng xét xử cũng bày tỏ trước tòa: “Hơn mười mấy năm tham gia xét xử, chưa bao giờ gặp vụ án lạ lùng như thế này”.

Nói về nguyên nhân dẫn đến hành động giúp chồng hiếp dâm em gái ruột mới 7 tuổi, mẹ bị cáo Huyền là bà Nguyễn Thị Ngọc A. (34 tuổi) lý giải: “Trước đây, Huyền ham chơi và nghỉ học sớm nên gia đình gả con sớm. Có nghe con gái tâm sự là trước khi lấy Tưởng, nó không còn trinh trắng nên thường xuyên bị chồng rầy la, kiếm chuyện nên nó muốn bù đắp lại cho chồng”.

Tuy nhiên, khi chủ tọa đặt câu hỏi có hay không sự bù đắp cho chồng bằng cách này thì bị cáo Huyền và Tưởng không ai thừa nhận. Cả hai đều khai rằng, lúc đó chỉ nghĩ đang giỡn chơi cho vui chứ không nghĩ mình đang phạm tội.Gả con gái lúc mới hơn 16 tuổiTại tòa, cả hai gia đình các bị cáo đều thừa nhận việc gả con gái lúc hơn 16 tuổi là phạm luật.

Bà A. thiết tha xin giảm tội cho bị cáo Huyền vì cho rằng cháu còn nhỏ dại.Bước chân ra khỏi phiên tòa, nhiều người vừa phẫn nộ, vừa xót xa với câu chuyện Huyền giúp chồng hiếp dâm em gái, và lo cho tương lai của một đứa trẻ chỉ mới hơn 7 tuổi. Ngày 8/1, PV nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc bày tỏ sự phẫn nộ sau khi thông tin được đăng tải sáng qua.

Bạn đọc Nguyễn Thành Nam (ngụ huyện Tân Biên, Tây Ninh) bày tỏ: “Không thể chấp nhận loại người này tồn tại trong cuộc sống”.Còn ông Trần Thành Hải (ở quận 8, TP.HCM) phân tích: “Mức án không quá nặng đối với hai bị cáo nhưng việc này sẽ khiến lương tâm của cả hai cảm thấy dằn vặt... Hậu quả đáng tiếc nhất, đáng thương nhất là sự tổn hại tinh thần của cháu Q.".
Nguồn : Thanh Niên
Read more…

Côn đồ chém đứt gân tay một học sinh lớp 8

Đó là em Hà Trang Linh Mai, 14 tuổi, nữ học sinh lớp 8 trường Trần Quốc Toản, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa, em Mai tường trình với cán bộ công an, theo đó, trong khi đang trên đường đạp xe đến trường, vào khoảng 6g 30 phút (sáng nay 8-1/2014), gần đến trường ở đường Lê Đại Hành (đoạn gần ngã 3 Ngô Gia Tự – Lê Đại Hành), bỗng dưng có một nam thanh niên bịt mặt, đi xe máy vượt từ phía sau lên vung dao chém vào tay phải. Dù máu ra nhiều, nhưng em cố chạy đến trường, để được cán bộ y tế của trường sơ cứu và chuyển gấp lên bệnh viện tỉnh.

Em Hà Trang Linh Mai, 14 tuổi, nữ học sinh lớp 8 trường Trần Quốc Toản

Theo các bác sĩ, vết chém làm lộ hết gân mu bàn tay (xem ảnh), đứt gân ngón 2. Hiện em Mai đang được bác sĩ đang tiến hành xử trí và chăm sóc vết thương cho em.

Được biết, em Mai là con gái ông Hà Danh Chí, 56 tuổi trú ở đường Lê Hồng Phong Nha Trang, ngày 11 tháng 5/2013, ông Chí cũng đã bị bọn côn đồ xông vào nhà chém liên tiếp 3 nhát vào bụng, thủng nhiều đoạn ruột, phải phẫu thuật và điều trị dài ngày tại bệnh viện tỉnh.

Trong lúc chăm sóc con gái trên giường bệnh, ông Chí bức xúc nói với các nhà báo “Tôi bị bọn côn đồ chém trọng thương, hiện còn đang điều trị hồi phục sức khỏe, giờ lại chém con gái tôi. Gia đình đề nghị cơ quan công an sớm điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh những kẻ côn đồ hung hãn, coi thường luật pháp”.
Read more…

Viện kiểm sát bác yêu cầu điều tra lại vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn

Sáng nay, đại diện Viện kiểm sát khẳng định việc Dương Tự Trọng lên kế hoạch đưa cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã được điều tra đầy đủ, nên bác đề nghị trả hồ sơ vụ án điều tra lại của nhiều luật sư.

Là người trình bày đầu tiên tại ngày thứ hai của phiên xử (8/1), bị cáo Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, giám đốc xí nghiệp Bạch Đằng) khai quan hệ bạn bè với bị cáo Dương Tự Trọng (em trai ông Dũng) từ nhiều năm. Suốt chặng đường từ Hải Phòng về Hà Nội đón ông Dũng để đưa lên tỉnh biên giới Quảng Ninh, Tuấn "chỉ ngủ và không hề biết mục đích bỏ trốn của ông Dũng".

Sau ông Tuấn, do không mời luật sư, 4 trong 7 bị cáo tham gia đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã tự bào chữa. Bị cáo Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng) thừa nhận có tham gia, giúp sức cho ông Dũng bỏ trốn. "Mọi việc do tình cảm anh em mà làm như vậy", Phong khai. Bị cáo này chính là nghi can đã trốn lệnh truy nã của Công an TP HCM suốt nhiều năm qua.

Theo cáo buộc, ông Trọng đã che giấu cho Phong trong nhiều năm, song tại phiên tòa sáng nay Phong phủ nhận. "Suốt thời gian bỏ trốn, bị cáo không liên lạc với anh Trọng, đề nghị tòa xem xét", bị cáo kết thúc phần tự bào chữa.

Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng), Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn", 46 tuổi, giang hồ đất Cảng) và Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng) nói ngắn gọn mong muốn được xem xét giảm nhẹ hình phạt do thấy đã thành khẩn khai báo.

Đối đáp với phần bào chữa của 7 bị cáo cùng quan điểm của 5 luật sư, đại diện Viện kiểm sát cho biết các bị cáo đã đưa ông Dũng trốn từ Củ Chi (TP HCM) sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, rồi từ đó sang Singapore để sang Mỹ nhưng không thành công.

Về mặt chủ quan, các bị cáo đều tiếp nhận mong muốn, yêu cầu của bị cáo Trọng về việc đưa ông Dũng bỏ trốn. Thực tế, ông Dũng đã trốn trót lọt trong vòng gần 4 tháng. "Việc bỏ trốn đã gây khó khăn cho quá trình điều tra sai phạm lớn ở Vinalines", công tố viên nhấn mạnh.

Công tố viên bác đề nghị trả hồ sơ vụ án để điều tra lại của nhiều luật sư. "Chúng tôi thấy vụ án đã được điều tra đầy đủ", đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm.
Ông Dương Tự Trọng và các bị cáo tại toà. Ảnh: Việt Dũng.
Trước đó, chiều 7/1, trong phần tranh tụng, luật sư Trần Đình Hưng (bảo vệ bị cáo Dương Tự Trọng) không đồng tình nhận định của Viện kiểm sát đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn che giấu tinh vi do thân chủ của mình cầm đầu. "Nếu người trốn không phải Dương Chí Dũng mà là bất cứ bị cáo nào khác thì mức độ nghiêm trọng không được nhìn nhận như thế này", ông Hưng nói và đề nghị tòa đề nghị trả hồ sơ vụ án đề điều tra lại, đánh giá đúng mức độ vi phạm của các bị cáo để có quyết định chính xác, đúng đắn.

Bổ sung phần bào chữa của luật sư, trước khi đề cập đến nội dung, cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng Dương Tự Trọng cho rằng nói việc này không phải cho riêng mình mà vì cho các bị cáo khác. Theo ông, cơ quan tố tụng đánh giá vụ án gây dư luận xấu, ảnh hưởng uy tín cơ quan pháp luật đều là ước định, khó đo đếm. "Việc Viện kiểm sát vận dụng nội dung này để kết tội các bị cáo là bất hợp lý", bị cáo Trọng trình bày..

Bào chữa cho bị cáo Vũ Tiến Sơn (cựu phó Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hải Phòng), luật sư Đặng Việt Hùng cũng không nhất trí đánh giá tính chất mức độ của vụ án theo kết luận của Viện kiểm sát, cho rằng điều này là khiên cưỡng. "Thông thường người phạm tội thường dụng sim điện thoại không đăng ký. Những hành vi Viện kiểm sát mô tả không phải là tinh vi, đó là việc những người đang trốn tránh thường làm", ông nói.

Đặc biệt, hôm qua tòa dành nhiều thời gian để thẩm vấn nhân chứng Dương Chí Dũng, người được các bị cáo đưa đi trốn. Ngoài việc khai thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ là người gọi điện thoại thông báo mình đã bị khởi tố.

Ông Dũng giải thích: "Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sự thật" và "sự thật không giấu được nên tôi khai ngày hôm nay như vậy". Cựu cục trưởng Hàng hải cho biết sau khi bị tuyên án tử hình do sai phạm trong quản lý tại Vinalines, ngày 25/12/2013 lá đơn tố cáo dài 16 trang đã được ông gửi đến nhiều cơ quan.

Đại diện Viện kiểm sát trong phần luận tội đã đề nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác từ những lời khai của ông Dũng. Đồng thời đề nghị HĐXX xem xét dấu hiệu của việc đưa và nhận hối lộ như lời khai của ông Dũng,  trong bản án có đề cập đến việc đưa cho ông Ngọ 500.000 USD.

Với cáo buộc đã tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài trước khi cơ quan điều tra thực thi lệnh bắt, bị cáo Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an) bị Viện kiểm sát đề nghị phạt 18 -20 năm tù về tội Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài.
Ở vai trò đồng phạm, Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng) bị đề nghị 17-18 năm, Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng),  Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng), Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng), Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn", 46 tuổi, giang hồ đất Cảng) mỗi người 6-7 năm. Riêng Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, giám đốc xí nghiệp Bạch Đằng, bạn ông Trọng) 5-6 năm.
Mai Chi
Read more…

Trung úy CSGT bị xe tải cán chết khi truy đuổi

Một mình đuổi theo ôtô tải chở gỗ có dấu hiệu vi phạm, trung úy cảnh sát giao thông bị bánh sau xe tải cán lên người, tử vong tại chỗ.

CSGT-bi-can-chet-4-7703-1389102064.jpg
Tài xế Thanh bị tạm giữ để điều tra. Ảnh: Nguyệt Triều
Tối 7/1, Công an huyện Dầu Tiếng, Bình Dương tạm giữ Nguyễn Văn Thanh (42 tuổi, ngụ phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một) để làm rõ hành vi liên quan đến cái chết của Trung úy Đặng Minh Hải (27 tuổi), Đội CSGT huyện Dầu Tiếng.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 12h cùng ngày, trung úy Hải đi môtô đặc chủng tuần tra kiểm soát giao thông tại ấp Vũng Tây, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng. Các đồng đội khác của anh Hải đi trên xe tải dùng chở phương tiện vi phạm. Phát hiện 3 ôtô tải có dấu hiệu chở quá khổ, quá tải, trung úy Hải ra hiệu dừng xe kiểm tra. Tuy nhiên, chỉ có 2 xe dừng, riêng xe của Thanh vẫn phóng về ngã 3 xã Long Tân.
Ghi nhận của cơ quan chức năng, các nhân chứng tại hiện trường cho biết, lúc này Trung uý Hải hụ còi đuổi theo chiếc xe tải chở đầy gỗ. Một số người dân hiếu kỳ cũng chạy theo xem. Khi đến khu vực vườn cao su thuộc nông trường Long Tân, xe của Thanh rẽ trái trong khi môtô của anh Hải vẫn bám theo. Ngay khúc quanh, mô tô của cảnh sát bị ngã, trung úy Hải văng xuống lề đường, bánh sau xe tải chèn lên từ phần bụng trở xuống, tử vong tại chỗ. Chiếc môtô cũng bị cán bẹp dúm.
Tại cơ quan điều tra, Thanh cho biết sau khi gây tai nạn cho trung úy Hải đã chạy về khu vực trạm thu phí Suối Giữa trên quốc lộ 13, TP Thủ Dầu Một rồi về nhà ở gần đó. Đến 15h tài xế này đến đầu thú tại Công an phường Hiệp An. Chính quyền địa phương cho biết Hải có 4 con nhỏ, trong đó có con trai 2 tuổi bị bệnh bại não.Nhiều người chứng kiến vụ việc đã hô hoán đuổi theo, song xe tải của Thanh vẫn phóng bạt mạng nên người dân mất dấu. Lúc này, lực lượng tuần tra đi cùng anh Hải có mặt, truy bắt một số xe tải chở gỗ cao su tương tự nhưng không thấy xe của Thanh.
CSGT-bi-can-chet-1-3919-1389102065.jpg
Tuyến đường này có rất nhiều xe tải chở gỗ cao su qua lại thường phóng bạt mạng. Ảnh:Nguyệt Triều
Theo người dân sống gần hiện trường, tuyến đường nơi trung úy Hải bị nạn gần đây rất mất an toàn giao thông. Hàng ngày có cả trăm lượt xe tải chở gỗ cao su bao bì chạy bạt mạng khiến người dân luôn lo lắng, sợ hãi khi đi lại. Trước tình hình này, Công an huyện Dầu Tiếng đã tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm xử lý đối với các xe chở quá tải, chạy quá tốc độ. Anh Hải và đồng đội đang thực hiện nhiệm vụ này thì xảy ra sự việc.
Nguyệt Triều - Tuệ Mẫn
Read more…

Hành trình truy nã Dương Chí Dũng


Read more…

Huyền Như đã làm giả 4.000 tỷ đồng như thế nào


Read more…

Huyền Như: 'Chủ nợ dọa đập nát mặt nên phải đi lừa'

Lý giải về động cơ lừa hàng nghìn tỷ, Như cho rằng, do kinh doanh thua lỗ, bị các chủ nợ thúc ép, dọa “đập nát mặt” nên sợ hãi phải tìm mọi cách để có tiền.

Ngày 7/1, Huỳnh Thị Huyền Như được thẩm vấn đầu tiên trong ngày làm việc thứ 2 của TAND TP HCM. Trả lời HĐXX, Như thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng đã truy tố.
"Ban đầu bị cáo vay vài tỷ, vài chục tỷ, chu kỳ thanh toán lãi là 10 ngày một lần. Nếu quá 10 ngày không trả thì sẽ tính lên 5%/ ngày. Thậm chí có những khoản phải trả lên đến 8%/ ngày", Như khai và cho biết do các chủ nợ đột ngột đòi tiền trong khi bất động sản và cổ phiếu xuống giá, không bán được nên bị cáo mất khả năng chi trả. Cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con dẫn đến số nợ ngày càng lớn.Người đàn bà này cho biết, khoảng năm 2007, ngoài việc làm nhân viên tín dụng ngân hàng Vietinbank, Như còn kinh doanh bất động sản ở nhiều tỉnh thành. Sang năm 2008, thấy trào lưu chơi chứng khoán rầm rộ và có lời, Như tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực này. Ngoài số vốn ban đầu khoảng 50 tỷ đồng, để mở rộng việc làm ăn, Như đã vay thêm của nhiều cá nhân khác như Nguyễn Thị Lành và Nguyễn Thiên Lý với lãi suất từ  0,4 đến 1% mỗi ngày.
Trả lời chất vấn của chủ tọa "vì sao không bán tài sản để trả nợ", Như cho hay đã phải bán bớt đi nhiều bất động sản cũng như cổ phiếu. Tuy nhiên giá trị bán ra thời điểm này phải chịu lỗ đến 50% nên vẫn không thấm vào đâu so với những khoản nợ vay lãi suất cao. Nguyên cán bộ tín dụng này cũng cho biết không thể tuyên bố phá sản vì do làm việc trong cơ quan Nhà nước nên lúc này không muốn cơ quan, bạn bè, người thân biết việc làm của mình.
“Nếu sợ ảnh hưởng đến bạn bè, người thân, tại sao bị cáo lại thực hiện một loạt các hành vi sai phạm tiếp đó”, chủ tọa hỏi. Như cho biết, vì nghĩ hy vọng sẽ xoay sở kiếm được một nguồn tiền lãi nào đó để trả nợ, song số nợ gốc và nợ lãi cứ ngày càng lớn khiến bị cáo rơi vào vòng luẩn quẩn.   
“Mỗi sáng đi làm bị cáo nhận được hàng loạt tin nhắn, điện thoại đe dọa của các chủ nợ nên rất rối. Chị Lành nói sẽ lên cơ quan bị cáo nói hết sự việc. Còn chị Lý dọa sẽ đến cơ quan quậy và đập vỡ mặt khiến bị cáo không còn minh mẫn. Lúc này bị cáo buộc phải làm sai”, Như khai.
Cũng từ thời điểm này, bị cáo bắt đầu huy động tiền của các cá nhân và công ty sau đó chiếm đoạt để trả nợ cho những khoản vay lãi suất cắt cổ. Người đầu tiên Như nhắm đến là chị Giã Thị Mai Hiên. Vào cuối năm 2009, Như bắt đầu huy động tiền của chị Hiên với mức lãi suất trong hợp đồng là 10,49%/ năm, nhưng chi bên ngoài có lúc đội lên mức 30-100% / năm. Tổng số tiền Như vay của Hiên khoảng hơn 2.100 tỷ, nhưng số tiền thực tế đã trả cho người này đến 2.380 tỷ mà hiện vẫn còn nợ  274 tỷ đồng.
Vo-anh-Tuan-8724-1389075081.jpg
Bị cáo Võ Anh Tuấn nguyên phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè đồng phạm tích cực của Như trong vụ án. Ảnh: Hải Duyên
Liên quan đến hành vi chiếm đoạt tiền của công ty dầu khí Thái Bình Dương vào năm 2010, Như khai, thông qua Trần Hoàng Trung (tay chuyên môi giới chứng khoán) bị cáo biết công ty này có nguồn tiền nhàn rỗi nên đã nói cho Võ Anh Tuấn (phó giám đốc chi nhánh Nhà Bè Vietinbank chi nhánh TP HCM) để gặp Phạm Anh Tuấn (giám đốc công ty) thỏa thuận.
Ban đầu, Như bảo Võ Anh Tuấn đến làm hợp đồng huy động vốn cho chi nhánh Nhà Bè với lãi suất 10,9% trong hợp đồng. Tuy nhiên, do mức chi chênh lệch ngoài hợp đồng quá cao, Võ Anh Tuấn không đồng ý nên Như đã làm giả khoảng 10 hợp đồng, giả chữ ký của Tuấn để huy động của công ty dầu khí Thái Bình Dương 1.500 tỷ đồng. Số tiền này Như dùng để trả nợ cho các cá nhân, trả cho Phạm Anh Tuấn 120 tỷ tiền lãi và chi 50 tỷ đồng tiền chênh lệch khác trong đó chi cả cho người môi giới.
"Nếu chỉ sử dụng tiền đi vay để trả lãi cho chính công ty cũng như trả nợ cho người khác là không thể sinh lời. Lý do gì bị cáo vẫn thực hiện?", HĐXX hỏi. Như bảo, thời điểm này chỉ nghĩ được rằng dùng tiền ở những chỗ lãi suất thấp trả cho những chỗ lãi suất cao rồi tiếp tục xoay sở. “Bị cáo cũng nhanh chóng muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn này. Nhưng số tiền nợ cứ ngày càng lớn nên bị cáo không còn cách nào khác”, Như nói và thừa nhận thời điểm này đã phải làm giả các con dấu, chữ ký của nhiều đơn vị. Ban đầu là giả con dấu của Vietinbank Nhà Bè, sau đó là các Công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Công ty Bảo hiểm toàn cầu, Công ty An Lộc….
"Con mồi" tiếp theo của Như là Công ty Zenplaza. Trong phi vụ này, Như thông qua Triệu Thị Hương Giang (phó tổng giám đốc) thỏa thuận huy động tiền theo hình thức ủy thác đầu tư vốn với lãi suất 10,49%/năm. Phí trả ngoài là 0,04- 0,062%/ngày. Tổng số tiền huy động của Zenplaza là 300 tỷ, trong đó tiền lãi đã trả cho công ty này hơn 20 tỷ, 40 tỷ phí chi ngoài hợp đồng và hiện còn hơn 45 tỷ chưa tất toán.
Về số tiền chiếm đoạt của 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên (ở Hà Nội), Như khai, thông qua một người là Giang Quang Chính biết các công ty nói trên có nguồn tiền nên nói với Võ Anh Tuấn ra Hà Nội đàm phán. Như giới thiệu tên là Quyên, nhân viên của Tuấn đang cần huy động tiền cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Do mức lãi suất các công ty này đưa ra từ 18 đến 22%/năm là không thể huy động nên Tuấn không đồng ý.
Tuy nhiên sau đó, Như đã sử dụng nhiều hợp đồng giả để đứng ra huy động tổng cộng 2.500 tỷ đồng của 3 công ty này. Để chiếm đoạt, Như làm giả hơn 110 hợp đồng và gần 130 lệnh chi để chuyển tiền của các công ty (trong tài khoản được Như mở tại Vietinbank) vào tài khoản của công ty Hoàng Khải do Như thành lập và chuyển trả nợ trực tiếp cho các cá nhân đơn vị khác. Trong quá trình giao dịch, Như cho biết mới trả cho công ty này được 900 tỷ.
Cũng trong buổi thẩm vấn sáng nay, Như khai đã làm nhiều hợp đồng giả danh Vietinbank chi nhánh TP HCM để huy động của công ty Cổ phần chứng khoán Phương Đông và Công ty cổ phần đầu tư An Lộc hơn 1.800 tỷ đồng với mức lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm và chi phí ngoài hợp đồng là 5,5%/năm. Sau khi nhận được tiền, Như làm giả các lệch chi và chữ ký của các lãnh đạo công ty này để chiếm đoạt tiền. Sau khi tất toán, Như còn nợ 2 công ty này hơn 550 tỷ.
Hành vi lừa đảo của Huyền Như đối với một số đơn vị khác sẽ tiếp tục được thẩm vấn trong buổi làm việc chiều nay.
Read more…

Xử “đại án” Huyền Như chiếm đoạt 4.000 tỉ đồng: Trách nhiệm của lãnh đạo Vietinbank?

Ngày 7/1, Hội đồng xét xử (HĐXX) “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỉ đồng đã tiến hành chất vấn nhân vật chủ chốt xung quanh các chiêu thức vay nợ và chiếm đoạt.

Các bị cáo tại phiên xét xử "đại án". Ảnh: Hữu Vinh

Chết vì….bất động sản


Trong ngày thứ hai xét xử “đại án”, một lần nữa Huỳnh Thị Huyền Như lại gây chú ý trong trang phục áo trắng có thiết kế sành điệu….đồ hiệu. Ở phiên tòa khai mạc bị cáo này cũng diện cái áo hồng có thiết kế rất ...thời trang. 

HĐXX chất vấn, Như vay tiền của những ai và vay như thế nào? Như trả lời, đã vay lãi suất rất cao của nhiều người. “Bị cáo bị các chủ nợ truy đòi, cho xã hội đen uy hiếp, nên bị cáo phải tìm mọi cách có tiền để trả nợ”, Như thừa nhận. 

Theo đó, đầu năm 2010, thông qua đối tượng Trần Hoàng Trung (nhân viên môi giới chứng khoán), Như biết được thông tin Cty cổ phần vận tải dầu khí Thái Bình Dương đang có nguồn tiền lớn. Do bị áp lực từ việc bỏ nguồn tiền đầu tư vào bất động sản khắp nơi khoản 200 tỷ đồng và bị vỡ nợ nên Như đã vận dụng nghiệp vụ ngân hàng có được của mình để triển khai kế hoạch lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. 

Theo cáo trạng, trước khi phạm tội, Huỳnh Thị Huyền Như mới ở tuổi 30 nhưng đã có tham vọng làm giàu nhanh và tiến hành thực hiện các thương vụ đầu tư “triệu USD” và bất động sản với số lượng mua bán, giao dịch rất nhiều. Đến thời điểm Huyền Như bị khởi tố vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi những lá đơn khởi kiện đầu tiên, đại gia này vẫn còn đang sở hữu hàng chục bất động sản là căn hộ sang trọng, đất nền, biệt thự tại khu biệt thự Nam Phú (quận 7), An Phú Đông (quận 12), biệt thự tại khu du lịch Sanctuary ở Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu (hai căn này có giá thị trường trên 1 triệu USD/căn), villa tại Điện Bàn (Quảng Nam), căn hộ Ruby tại tòa tháp Ruby (khu dân cư Sài Gòn Pearl), căn hộ Orient Apartment (quận 4) và nhà đất tại Đà Lạt, Lâm Đồng... và một số tiền đã dùng để mua nhà đất tại năm công ty bất động sản.

Huỳnh Thị Huyền Như diện áo….rất thời trang - ảnh Hữu Vinh


Huyền Như đã sử dụng và sở hữu đến ba chiếc xe hơi, chiếc đắt nhất có giá 3,6 tỉ đồng. Tất cả tiền đầu tư và mua sắm tài sản đắt tiền một phần lớn do Huyền Như vay nặng lãi (thậm chí lên tới 3,7%/ngày). Đầu tư bất động sản dàn trải bằng tiền đi vay ngân hàng, vay cá nhân thì đến giữa năm 2010 bất động sản bắt đầu khó giao dịch, nhưng tiền lãi đến kỳ vẫn phải trả.

Hồ sơ vụ án thể hiện, trong các giao dịch với những bạn làm ăn cũ, Huyền Như là người biết giữ lời hứa. Nhưng số nợ cũ và lãi mới cứ lũy tiến mà bất động sản không bán được khiến “lần sau cho vay trả lãi cao hơn lần trước” là nguyên nhân để đại gia này đổ nợ. Và cuối cùng để thoát thân, nữ đại gia đã lừa hàng loạt doanh nghiệp, cá nhân để lấy chỗ nọ đập vào chỗ kia khiến nhiều doanh nghiệp, ngân hàng phải khốn đốn.

Những cái chết….

Như khai với HĐXX khi tiến hành kế hoạch đầu tiên của hành loạt phi vụ lừa đảo. Như đã đến gặp Phạm Anh Tuấn (Tổng giám đốc Cty Thái Bình Dương) huy động gửi tiền vào Vietinbank, Chi nhánh TPHCM. Tuy nhiên để thực hiện việc chiếm đoạt tiền gửi của Cty Thái Bình Dương, Như cho soạn hợp đồng, ký giả chữ ký của bà Nguyễn Thị Minh Hương (Phó giám đốc), đóng dấu của Vietinbank Chi nhánh TPHCM để ký hợp đồng huy động 1.500 tỉ đồng của Cty Thái Bình Dương. 

Trả lời câu hỏi của HĐXX, Như huy động 1.500 tỉ đồng, để trả lãi nơi khác, rồi trả lãi cao cả trong lẫn ngoài hợp đồng cho Cty Thái Bình Dương, vậy Như có nghĩ rằng có đủ tiền trả cho Cty Thái Bình Dương hay không? Ngoài ra, hành vi của bị cáo Như có thấy là gian dối khi chiếm đoạt tiền của Cty Thái Bình Dương…? 

“Cao thủ trong ngón nghề lừa đảo chất xám” Huỳnh Thị Huyền Như nhẹ nhàng giọng trả lời, cô ta biết là sai, nhưng phải trả lãi suất cả trong hợp đồng và cả ngoài nên bị cáo rút hết 80 tỉ đồng của Cty Thái Bình Dương sử dụng vào việc trả lãi cho hai cá nhân mà cô ta vay bên ngoài với lãi suất rất cao là bà Nguyễn Thị Lành và Nguyễn Thiên Lý. 

Hai đối tượng Lành, Lý cũng bị truy tố trong vụ án này với cáo buộc tội cho vay nặng lãi. 

 Con nợ và chủ nợ cùng dắt nhau ra tòa - ảnh Hữu Vinh


Trách nhiệm của Vietinbank?

HĐXX cho biết trong quá trình thẩm vấn, những kiến nghị của phía luật sư sẽ được xem xét. Ở “đại án” này, điểm mấu chốt để giải mã toàn bộ vụ án chắc chắn sẽ được phía luật sư tham gia phiên tòa đưa ra để bảo vệ các thân chủ của họ. Vì thế, phiên tòa đã “nóng” từ ngày đầu khi phía luật sư đã có những ý kiến đáng chú ý, trong đó có yêu cầu triệu tập các lãnh đạo cao nhất của Vietinbank (ông Phạm Huy Hùng - chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Văn Thắng - tổng giám đốc và kế toán trưởng của Vietinbank) nhằm làm rõ số tiền mà ngân hàng này đã bị thuộc cấp của mình “hô biến” và những người này có phải gánh trách nhiệm hay cố tình làm lơ vì những bí mật quan hệ nào khác với Huỳnh Thị Huyền Như? 

Luật sư Đinh Văn Quế (nguyên Chánh tòa hình sự TAND Tối cao) cũng có ý kiến cho rằng cần truy tố Huỳnh Thị Huyền Như về tội: “Tham ô tài sản” đối với các khoản tiền của khách hàng gửi tại Vietinbank từ một hợp đồng hợp pháp, trong đó có khoản tiền hơn 718 tỉ đồng của ACB. Bởi, Vietinbank là doanh nghiệp Nhà nước. Huyền Như được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Chi nhánh TPHCM, thuộc Vietinbank. Do có chức vụ, quyền hạn như trên, Huyền Như là người có trách nhiệm quản lý tài sản của Vietinbank.

“Huyền Như là người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của Vietinbank do mình có trách nhiệm quản lý là hành vi phạm tội “tham ô tài sản”, chứ không phải là hành vi phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, ông Quế nói. 

Chính vì những điểm này, dư luận kỳ vọng vào phiên thẩm vấn Huỳnh Như sẽ làm sáng tỏ nhiều điểm còn có góc nhìn trái chiều từ các phía?
HĐXX thẩm vấn Huỳnh Thị Huyền Như: 

Nếu bị cáo nói đang trong tình trạng mất cân đối, ai có quyền khống chế?

Chị Nguyễn Thị Lành và Nguyễn Thiên Lý bảo là nếu không thanh toán kịp thì sẽ dẫn người lên ngân hàng bị cáo đang làm để quậy. Bị cáo đang làm cơ quan nhà nước nên rất sợ. Bị cáo hy vọng kinh doanh cổ phiếu có lãi để trả. Thế nhưng, thị trường đóng băng nên sợ chủ nợ làm lớn chuyện, sẽ bị đập vỡ mặt nên mới đi vay.

Vì sao bị cáo không bán bất động sản, cổ phiếu để trả nợ mà phải huy động nguồn tiền lớn như vậy?

Bị cáo chỉ còn cách vay người sau trả cho người trước. Cuối năm 2008, qua năm 2009 và cao điểm từ giữa 2009 trở đi là thời gian bị cáo đi vay nhiều. Bị cáo có bán bất động sản nhưng không thấm vào đâu so với lãi suất ngày càng lớn.

Nếu bán với giá bao nhiêu?

Bán bất động sản, cổ phiếu, bị cáo lỗ khoảng trên 50%. Thế nhưng bị cáo vẫn bán để thanh toán nợ. Bị cáo đã bán nhưng nợ, lãi cao nên cố gắng bán hết cũng không đủ trả nên phải vay.

Sao không tuyên bố phá sản cho mọi người biết?

Bị cáo sợ xấu hổ, ảnh hưởng cơ quan nên cầm cự nhưng đến cuối cùng bị cáo không thể trả tiền cho họ.

Sợ ảnh hưởng nơi làm việc, uy tín bản thân, gia đình. Biết sợ thì bị cáo đã không gây ra những hành vi vi phạm lớn hơn?. Vì sao, sợ rồi mà vẫn làm các văn bản giả, tham gia huy động trong các công ty, đơn vị?.

Thì lúc này, do nợ quá lớn, cứ sáng đi làm là bị điện thoại nhắn tin, đe dọa. Bị cáo sợ, rối trí nên nghĩ cách nào kiếm tiền nhanh để trả. Rơi vào vòng luẩn quẫn, sợ bị trả thù nên bị cáo làm sai.

Huỳnh Thị Huyền Như bị bắt khi đang mang thai

Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Đức Sáu - Chánh tòa Hình sự TAND TPHCM. Do vụ việc gây thiệt hại đặc biệt lớn, phức tạp, liên quan nhiều người, nên số người tham gia tố tụng rất đông. Ngoài 23 bị cáo bị đưa ra xét xử, còn có 15 đơn vị, cá nhân là nguyên đơn dân sự và bị hại, 79 cá nhân, đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 47 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo (riêng Huỳnh Thị Huyền Như có 3 luật sư bào chữa); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Huỳnh Thị Huyền Như, Võ Anh Tuấn (41 tuổi, nguyên cán bộ văn phòng VietinBank) cùng bị truy tố về 6 tội danh; ngoài ra Như còn bị cáo buộc thêm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Bốn bị cáo khác bị xét xử về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Phạm Anh Tuấn (36 tuổi, Giám đốc Cty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương) tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Huỳnh Thị Việt Yên (40 tuổi, nguyên Trưởng phòng giao dịch VietinBank Nhà Bè); Hồ Hải Sỹ (30 tuổi, Phó phòng giao dịch VietinBank Nhà Bè); Lê Thị Ngọc Lợi (27 tuổi, nhân viên VietinBank Nhà Bè) tội thiếu trách nhiệm.

Mười bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên phòng giao dịch chi nhánh của VietinBank bị truy tố tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng...
Ở phần kiểm tra nhân thân, Huỳnh Thị Huyền Như khai: “Bị cáo bị bắt giam ngày 30/9/2011 (khi ấy đã mang thai 4 tháng - PV) và trong thời gian tạm giam đã sinh con tên là Trương Xuân Mai vào tháng 1/2012 nhưng chưa được làm giấy khai sinh bởi cháu bé sinh trong thời gian bị tạm giam. Đồng thời, bị cáo cũng chưa đăng ký kết hôn với chồng”.

Hữu Vinh 
Read more…

Phiên tòa nữ "siêu lừa" khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi"

Người phụ nữ được gọi là "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như đang bị Tòa thẩm vấn hành vi lừa đảo gây nên "đại án" 4.000 tỷ đồng.
Vụ án được đưa ra xét xử hôm 6/1 và dự kiến kéo dài đến 25/1. "Siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như luôn điềm tĩnh, trong khi những bị can còn lại đầy lo âu. Dư luận đang dõi theo sát sao vụ xử với nhiều đồn đoán về mức án dành cho "siêu lừa".
PV Gia đình & Xã hội ghi lại một số hình ảnh tại tòa vào đầu giờ chiều ngày 7/1, trước khi phiên xử bắt đầu.

Huỳnh Thị Huyền Như được đưa đến tòa hồi đầu giờ chiều nay trong xe cứu thương với sự đảm bảo an ninh của lực lượng chức năng.
Cận cảnh phiên tòa nữ "siêu lừa" khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi" 2
Người phụ nữ thoạt trông bình thường này đã khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi" trong một phi vụ lừa đảo được gọi là "đại án". Bản thân Huyền Như cũng được coi là "siêu lừa".
Cận cảnh phiên tòa nữ "siêu lừa" khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi" 3
Dư luận TPHCM và nhiều nơi trên cả nước hiện đang dõi theo vụ xử án được cho là "vô cùng phức tạp" và kéo dài đến 25/1. Phi vụ lừa đảo của Huyền Như cũng được cho là có dính líu đến ông trùm ngành ngân hàng đang bị câu lưu, ông Nguyễn Đức Kiên với biệt danh "bầu Kiên" trong giới thể thao. Một cựu quan chức Bộ KH-ĐT, ông Trần Xuân Giá, cũng được cho là có dính líu tới vụ việc. Tuy nhiên, tòa hôm nay đã bác đề nghị của các luật sư về yêu cầu triệu tập hai nhân vật này.
Cận cảnh phiên tòa nữ "siêu lừa" khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi" 4
Những bị can khác dính líu tới vụ việc được tại ngoại cúi mặt tránh né ống kính, trong khi đó, những bị can bị câu lưu tương tự Huỳnh Như thì cũng như "siêu lừa", tức là rất điềm tĩnh.
Cận cảnh phiên tòa nữ "siêu lừa" khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi" 5
Huyền Như và những bị cáo bị câu lưu đang ngồi chờ tòa thẩm vấn buổi chiều.
Cận cảnh phiên tòa nữ "siêu lừa" khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi" 6
Cánh ký giả tranh thủ ghi hình tại tòa trong vòng 5 phút trước khi phiên xử bắt đầu. Sau đó, tất cả những ai quan tâm đến phiên xử đều phải lui ra phía sau xem màn hình.
Cận cảnh phiên tòa nữ "siêu lừa" khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi" 7
Gian sảnh của tòa được che chắn và đặt ghề, dựng màn hình để người quan tâm theo dõi, cánh ký giả cũng tác nghiệp tại đây.
Cận cảnh phiên tòa nữ "siêu lừa" khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi" 8
Dư luận theo dõi sát sao vụ xử với câu hỏi mức án nào dành cho người phụ nữ khiến 4.000 tỷ đồng "bốc hơi", vì vậy nhiều ký giả phải bám trụ tại tòa để thông tin kịp thời đến bạn đọc.
Thanh Giang
Read more…

7 bị cáo tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài

Ngoài Dương Tự Trọng còn có 6 bị cáo khác lần lượt được xét hỏi trong phiên tòa sáng nay (7/1) về hành trình giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, nguyên cán bộ phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Hải Phòng) bị truy tố tội Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. Ánh được xác định với vai trò là người thực hành, phạm tội do nể nang trong hoàn cảnh là cấp dưới của bị can Dương Tự Trọng.
Đồng Xuân Phong (40 tuổi) được xác định có hành vi phạm tội trong hoàn cảnh đang được bị can Dương Tự Trọng bao che trong việc trốn lệnh truy nã.
Phạm Minh Tuấn (53 tuổi) được xác định là người cùng Hoàng Văn Thắng từ Hải Phòng lên Hà Nội đón Dương Chí Dũng để đưa xuống Quảng Ninh trước khi trốn sang Campuchia.
Bị cáo Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng). Sơn cùng Dương Tự Trọng bàn bạc, thống nhất về việc liên lạc, phối hợp điều khiển mọi hoạt động của các bị can và những người khác tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn trót lọt sang Campuchia.
Dương Tự Trọng (53 tuổi, nguyên Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng). Bị cáo Trọng được xác định là người khởi xướng, chủ mưu, chỉ đạo và giao cho Vũ Tiến Sơn cùng các bị can khác trong vụ án này và những người khác tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia.
Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường Công an TP Hải Phòng). Theo chỉ đạo của Dương Tự Trọng, Thắng cùng Phạm minh Tuấn đón Dương Chí Dũng tại Hà Nội để đưa xuống Quảng Ninh. Từ Quảng Ninh, Thắng cùng Nguyễn Trọng Ánh đưa Dũng vào TP.HCM.
Trần Văn Dũng (tức Dũng Bắc Kạn, 46 tuổi). Dũng được Vũ Tiến Sơn bàn bạc, thống nhất và trực tiếp thực hiện móc nối, cách thức để đưa Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia qua khu vực biên giới cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh.
Sơ đồ hành trình bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Theo Tuổi Trẻ.
Read more…

Người đàn ông bị rụng dần chân tay ở Khánh Hòa

Hơn 10 năm nay, chân tay ông Nguyễn Hùng Hải (46 tuổi, ngụ tại Mỹ Trạch, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) bị khô héo, hoại tử phải tháo bỏ.
Năm 2000 khi phát hiện các ngón tay và ngón chân ông có hiện tượng lạ, gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh chữa trị.

Ông được chẩn đoán bị viêm tắc động mạch do máu nhiễm mỡ gây nghẽn, không chữa trị được, chỉ dùng thuốc làm chậm lại quá trình hoại tử.

Từ đó đến nay ông trải qua 13 lần tháo khớp và nhiều lần cắt bỏ các ngón tay, ngón chân. Hiện cánh tay trái của ông bắt đầu rụng các ngón tay và sẽ tiếp tục bị cắt bỏ.

Ông Nguyễn Hùng Hải bị tắc động mạch, dẫn đến hoại tử tay chân.

ThS.BS Phan Hữu Chính, trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa), cho biết ông Hải bị bệnh viêm khô hoại tử do tắc động mạch.

Nguyên nhân do nguồn cung cấp máu cạn kiệt dần theo năm tháng, do đóng cặn trong lòng động mạch (xơ vữa động mạch), co thắt (động mạch bị co thắt lâu ngày dẫn đến thiếu máu cục bộ gây hoại tử dần), viêm lòng động mạch rải rác (lòng động mạch rơi ra rồi tích tụ dần gây tắc động mạch).

Bác sĩ Chính cho biết không có thuốc hoặc phương pháp nào điều trị triệt để, chỉ có thể dùng thuốc giãn mạch để nở lòng mạch máu, cắt hạch giao cảm ở góc chi để làm giảm sự co thắt của động mạch.

Những đoạn động mạch hẹp quá sẽ cắt bỏ rồi ghép động mạch nhân tạo hoặc mạch máu còn mềm của bệnh nhân. Cuối cùng dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ từng phần, hoại tử tới đâu cắt bỏ tới đó.

Theo bác sĩ Chính, mỗi năm khoa phẫu thuật cho 50 trường hợp và xu hướng tăng dần qua các năm.

Theo Tuổi trẻ
Read more…

Dụ bạn gái nhí quan hệ để có bầu, thanh niên lãnh án

Bị ngăn cấm tình yêu, Phú đã dụ dỗ Thanh quan hệ để bạn có bầu gây sức ép buộc gia đình phải chấp nhận chuyện tình của 2 người.
Ngày 6/1, TAND TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Duy Phú (SN 1993, quê Khánh Hòa) 7 năm tù về tội Hiếp dâm trẻ em. Sau phiên tòa, thanh niên này vẫy tay chào người thân trước khi lên xe về trại giam.

Theo cáo trạng, Phú là nhân viên bán hàng tại siêu thị trái cây số 242 – 244 đường Lê Thánh Tôn (Q.1) từ tháng 6/2012. Tại đây, thanh niên này quen biết với cháu Thanh (SN 2000), ngụ nhà số 248 Lê Thánh Tôn.

Phú vẫy tay chào người thân sau phiên tòa.

Một thời gian sau giữa 2 người nảy sinh tình cảm, nhưng do Thanh còn nhỏ nên gia đình ngăn cấm.

Giữa tháng 12/2012, Phú và Thanh rủ nhau đón taxi đến thuê phòng khách sạn Thái Dương (đường Trần Đình Xu, Q.1) để tâm sự. Tại đây, Phú đã dụ dỗ Thanh làm chuyện “người lớn”, với mục đích để bạn gái có bầu, ép gia đình phải chấp nhận chuyện tình cảm của 2 người.

Khoảng 23h ngày 4/1/2013, sau khi đi chơi Phú lại dẫn cô người yêu nhí đến thuê phòng trọ trên đường Cống Quỳnh (Q.1) nghỉ qua đêm. Tại đây, Phú đã quan hệ với Thanh 2 lần.

Ngày 9/1/2013, gia đình Thanh thấy con có nhiều biểu hiện bất thường nên tra hỏi và biết hết mọi chuyện. Sau đó cha mẹ Thanh ra công an tố cáo hành vi của Phú.
Read more…

Dương Chí Dũng bỏ trốn Lộ người báo tin

Trưa nay, Nguyễn Chí Dũng khai người mật báo để ông bỏ trốn là thứ trưởng Bộ công an Phạm Quý Ngọ.
11h30, phiên xử sơ thẩm xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an) về hành vi tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Hàng hải) trốn ra nước ngoài tạm nghỉ.

Trước đó ít phút, với tư cách là nhân chứng vụ án, Dương Chí Dũng khai trước tòa, ngày 17/5 có liên lạc với thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Tối cùng ngày, khi loanh quanh ở gần nhà ông Ngọ trên phố Lý Thường Kiệt, ông Dũng nhận được điện thoại của thứ trưởng Ngọ thông báo tắt điện thoại và tạm tránh đi thời gian.

Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong 2 ngày. Hai luật sư bảo vệ cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng là ông Nguyễn Đình Hưng và bà Vũ Thị Kim Ngọc (Đoàn luật sư Hà Nội). Các bị cáo Vũ Tiến Sơn, Phạm Minh Tuấn cũng có luật sư bào chữa cho mình. 4 bị cáo còn lại tự bào chữa.

Hơn 8h, HĐXX lần lượt thẩm tra lý lịch các bị cáo. Bị cáo Dương Tự Trọng khoác bên mình chiếc áo thể thao màu đen bình tĩnh trả lời các câu hỏi của Chủ tọa.

Trong số các nhân chứng có mặt ở phiên xử sơ thẩm hôm nay có cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng (anh trai bị cáo Dương Tự Trọng). Ông Dũng trước đó bị TAND Hà Nội tuyên án tử hình trong vụ tiêu cực xảy ra tại Vinalines

8h30, trước khi chuyển sang phần xét hỏi, đại diện VKSND đọc bản cáo trạng truy tố các bị cáo.

Trả lời câu hỏi của chủ tọa Tòa, hầu hết các bị cáo thừa nhận bị truy tố là đúng tội. Riêng Dương Tự Trọng, sau ít giây ngập ngừng nói VKSND truy tố bị cáo "không đúng tội".

Theo cáo trạng VKSND Tối cao truy tố, chiều 17/5/2012, Dương Chí Dũng (lúc này là Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam) biết sẽ bị Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nên đã thông báo cho em trai của mình là Dương Tự Trọng (khi đó là Phó giám đốc Công an Hải Phòng).

Xe thùng đưa các bị cáo đến tòa lúc 7h20.

Được thông báo, Dương Tự Trọng hướng dẫn anh trai đến nhà bạn gái của mình ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Sau đó, Dương Tự Trọng gọi hai thuộc cấp thân tín là Vũ Tiến Sơn (lúc đó là Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) và Hoàng Văn Thắng (cán bộ của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường) đến phòng làm việc của mình bàn cách đưa anh trai Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.

Dương Tự Trọng cùng Vũ Tiến Sơn, Nguyễn Trọng Ánh và Nguyễn Thái Hưng (cán bộ hải quan TP Hải Phòng) lên xe đi Hà Nội để lo liệu cho Dương Chí Dũng. Đồng thời, Trọng giao cho Thắng lái xe đến đón Phạm Minh Tuấn (giám đốc xí nghiệp Bạch Đằng, là bạn thân của Trọng) đi Hà Nội đón Dương Chí Dũng.

Tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Dương Tự Trọng giao cho Vũ Tiến Sơn đứng ra chỉ đạo, liên lạc để tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài

Thực hiện chỉ đạo của Trọng, Vũ Tiến Sơn liên lạc với Đồng Xuân Phong (đang trốn lệnh truy nã) để cùng bàn bạc.

Trưa 19/5/2012, Sơn, Phong cùng Trần Văn Dũng hẹn gặp nhau tại Hải Phòng, thống nhất tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh rồi từ Campuchia sẽ sang Mỹ.

Để thực hiện kế hoạch, Vũ Tiến Sơn đưa cho Phong và Trần Văn Dũng mỗi người một điện thoại di động mới. Họ đưa ra phương án không sử dụng sim hiện có, thay vào đó là sim rác để liên lạc với nhau.

Theo thống nhất, Dương Chí Dũng sẽ được gọi là "Đồng", Đồng Xuân Phong gọi là "Gió" và Trần Văn Dũng là "Cạn".
Dương Tự Trọng (người mặc áo đen bên phải) tại tòa.
Sáng 21/5/2012, Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn gặp Nguyễn Hồng Vinh (em vợ Dương Tự Trọng) tại một khách sạn ở quận 1 (TP.HCM). Tại đây, Vinh được Trọng cho biết anh trai ông ta là Dương Chí Dũng có liên quan đến pháp luật và nhờ Vinh đi đổi xe ôtô.

Đến 19h ngày 23/5/2012, khi xe đến cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), Trần Văn Dũng, Đồng Xuân Phong thuê xe máy chở Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch. Còn Phong (sử dụng hộ chiếu giả mang tên Hoàng Văn Linh) và Trần Văn Dũng xuất cảnh công khai bằng hộ chiếu phổ thông.

Sang đến Campuchia, 3 người trên gặp nhau tại một casino. Tại đây, Trần Văn Dũng nhờ nhân viên casino mang hộ chiếu Dương Chí Dũng đi đóng dấu nhập cảnh vào Campuchia sau đó thuê xe ôtô đi tiếp Phnôm Pênh - Campuchia.

Trưa ngày 24/5, khi đến thành phố Phnom Pênh - Campuchia, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay để cùng Dương Chí Dũng bay sang Singapore. Từ đó Dũng bay tiếp sang Mỹ còn Phong quay về Việt Nam.

Do không nhập cảnh được vào Mỹ nên ngày 27/5 Dũng quay về Campuchia, ở tạm tại nhà người bạn của Vũ Tiến Sơn, Trần Văn Dũng tại Phnom Pênh.

Hai ngày sau, Đồng Xuân Phong đã trực tiếp sang Campuchia để động viên và đưa cho Dương Chí Dũng 4.000 USD. Để đảm bảo cho anh trai trốn tại nước này, Dương Tự Trọng đã chuyển 30.000 USD cho Dương Chí Dũng.

Tránh sự truy bắt của cơ quan chức năng Việt Nam, ngày 6/7/2012, Đồng Xuân Phong tiếp tục sang Campuchia và chuyển chỗ ở cho Dương Chí Dũng sang nhà một người bạn khác tên Nhân.

Đến ngày 4/9/2012, Dương Chí Dũng bị cơ quan chức năng Campuchia và Việt Nam bắt giữ sau gần 4 tháng lẩn trốn.

Dương Chí Dũng xuất hiện tại phiên xử.

7 bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử:


1.  Dương Tự Trọng (53 tuổi, nguyên phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, nguyên phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Tổng cục VII - Bộ Công an)

2. Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng)

3. Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an TP Hải Phòng)

4. Đồng Xuân Phong (40, ở Hải Phòng)

5. Trần Văn Dũng (46 tuổi, ở Bắc Kạn)

6. Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, ở Hải Phòng)

7. Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, ở Hải Phòng)
Hà Anh
Read more…

Giết con trai 5 tuổi, cha tự sát

Một cháu bé 5 tuổi đã tử vong mà nguyên nhân ban đầu được xác định là bị cha sát hại.
Vụ việc nghiêm trọng được phát hiện vào sáng ngày 5/1 tại một khách sạn trên đường Cộng Hòa, TP.HCM, lúc này cháu bé 5 tuổi đã tử vong trong khi người cha đang hấp hối.

Theo đó, vào thời điểm trên, nhân viên làm việc tại khách sạn H.L. (nằm trên đường Cộng Hòa, phường 12 quận Tân Bình) gọi điện lên phòng không được nên phá cửa kiểm tra.

Ngay khi bước vào người này choáng váng khi phát hiện một cháu bé nằm bất động trên vũng máu, cạnh đó là một người đàn ông cũng bị nhiều vết thương ở bụng, vai, tay…đang nằm thở thoi thóp. Sự việc được báo lên cơ quan chức năng ngay sau đó.

Trước khi xảy ra sự việc ông K có để lại bức thư dặn dò “thiêu 2 cha con”

Ít phút sau đó lực lượng công an quận Tân Bình đã có mặt tại đây để điều tra sự việc, hiện trường lập tức được phong tỏa. Sau đó cháu bé được xác định đã tử vong, người đàn ông nhanh chóng được đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Theo thông tin ban đầu, cháu bé được xác định tên là Nguyễn H.N. (5 tuổi), người đàn ông là Nguyễn A.K. (cha cháu H.N.). Được biết ông A.K năm nay 55 tuổi, trước đây sinh sống tại Anh nhưng năm 2007 đã chuyển về Việt Nam.

Tại hiện trường, cơ quan điều tra đã thu giữ một con dao bấm nghi là hung khí gây án.

Được biết, trước khi sự việc xảy ra ông A.K. có để lại một bức thư với nội dung dặn người thân ở Hải Phòng quyên góp tiền gửi vào TP.HCM để “thiêu hai cha con”.

Hiện ông A.K. đã qua cơn nguy kịch và đang được giám sát chặt chẽ tại bệnh viện. Nguyên nhân dẫn đến sự việc trên đang được cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Read more…

Thêm hai người bị Huyền Như lừa đảo

Ngoài hành vi lừa đảo gần 4.000 tỷ như cáo trạng cũ, tại phiên tòa hôm nay, Huyền Như còn bị VKS truy tố thêm về việc làm giả giấy tờ và lừa của 2 người khác gần 11 tỷ đồng

Người đàn bà chiếm đoạt 4.000 tỷ nổi bật ở tòa
Chiêu thức lừa 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên của phiên tòa xét xử “đại án” lừa đảo 4.000 tỷ do Huỳnh Thị Huyền Như cầm đầu, VKSND TP HCM mới công bố xong bản cáo trạng dài hơn 70 trang.

Theo đó, ngoài số tiền chiếm đoạt gần 4.000 tỷ mà bị cáo Như chiếm đoạt của các bị hại theo như bản cáo trạng phát hành ngày 16/10/2013, VKS còn công bố thêm bản cáo trạng bổ sung với nội dung Như thừa nhận đã làm giả nhiều bộ hồ sơ tín dụng lừa đảo của 2 cá nhân khác số tiền tổng cộng là 10 tỷ 900 triệu đồng. Tuy nhiên, việc truy tố bổ sung này không gây ảnh hưởng bởi các tội danh mà Như bị truy tố đã "kịch khung" hình phạt.

Huyền Như nổi bật tài tòa trong áo sơ mi hồng sen. Ảnh: Hải Duyên.
Trước đó, trong phần thủ tục, luật sư Lưu Văn Tám, bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng ACB, đã đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để triệu tập thêm đại diện Vietinbank - chi nhánh TP HCM với tư cách là bị đơn dân sự trong vụ án. Đồng thời, ông Tám cũng cho rằng, việc ACB bị Huyền Như chiếm đoạt số tiền hơn 700 tỷ đồng có liên quan đến một số lãnh đạo của ngân hàng này, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), ông Trần Xuân Giá và một số cá nhân nguyên là lãnh đạo của ACB. "Vì vậy, cần phải triệu tập những người để xác định trách nhiệm đối với từng người", vị luật sư nêu quan điểm.

Tuy nhiên, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Vietinbank lại cho rằng, trong vụ án, Vietinbank được triệu tập với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tại phiên tòa hôm nay, Vietinbank đã có người đại diện tham gia phiên tòa nên không cần thiết phải triệu tập thêm lãnh đạo của ngân hàng này.

Cũng đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa, luật sư bảo vệ cho ngân hàng Navibank cho rằng, ngân hàng này không biết mình là bị hại cho đến khi vụ án chuẩn bị đưa ra xét xử. Do vậy phía Navibank cần thêm thời gian để tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ .

Bị cáo Võ Anh tuấn (áo vàng) nguyên phó giám đốc chi nhánh Nhà Bè ngân hàng Vietinbank TP HCM là đồng phạm tích cực của Huyền Như trong vụ án. Ảnh: Hải Duyên.
Trước kiến nghị của vị luật sư, đại diện VKSND TP HCM nhận định, từ trong giai đoạn điều tra, Navibank từng xác định trong các hợp đồng do Huyền Như lừa còn nợ 200 tỷ đến hạn nhưng chưa thanh toán. Do vậy, việc luật sư Navibank cho rằng chưa nắm rõ thông tin và đề nghị hoãn phiên tòa là không có cơ sở.

Sau khi hội ý, HĐXX đã thống nhất quan điểm của VKS, bác đề nghị của Navibank và ACB, tuyên bố tiếp tục phiên tòa. Về việc luật sư đề nghị triệu tập Bầu Kiên và một số người, toà cho rằng, trong quá trình xét xử, nếu xét thấy cần triệu tập thêm người nào sẽ thực hiện.

Theo cáo trạng, với vai trò là người cầm đầu, Như bị truy tố 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với mức án tối đa là chung thân. Võ Anh Tuấn cùng 21 bị cáo khác bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày mai HĐXX sẽ tiếp tục với phần xét hỏi. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 25/1.

Hải Duyê
Read more…

Hà Nội: 3 người thiệt mạng nghi do thảm án

Khi được phát hiện, vợ chồng ông Độ đã tử vong. Một nam thanh niên được cho là đã vào ngôi nhà của ông Độ trước khi xảy ra vụ việc cũng đã tử vong.
Vụ việc được phát hiện khoảng 10h hôm nay (6/1), tại nhà số 2, ngách 3, ngõ 493 Trương Định, phường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Nạn nhân bước đầu được xác định là ông Độ (SN 1942) là chủ nhà, và bà Lan (SN 1947), vợ ông Độ. Một nam thanh niên cũng được phát hiện đã tử vong trong nhà ông Độ.

Nhiều người dân tụ tập quanh hiện trường vụ việc..

Thông tin ban đầu cho hay, vào khoảng thời gian trên, những người hàng xóm xung quanh nghe tiếng kêu cứu phát ra từ nhà ông Độ. Cùng lúc, mọi người phát hiện một nam thanh niên trèo lên tầng thượng ngôi nhà trên. Bị truy đuổi, nam thanh niên này đã bỏ chạy vào trong nhà.

Khi cảnh sát ập vào ngôi nhà trên, vợ chồng ông Độ cùng nam thanh niên trên đều đã tử vong. Nghi án giết người rồi tự sát được cảnh sát đặt ra.

Đầu giờ chiều cùng ngày, cảnh sát đã phong tỏa hiện trường, phục vụ công tác khám nghiệm.

Theo Dân trí
Read more…

Nghi can gây thảm án 3 người chết là một quân nhân

Theo giấy tờ nghi phạm để lại, anh ta là một thượng úy công tác tại một nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng. Nghi vấn ban đầu, sau khi giết cặp vợ chồng già, đối tượng đã tự sát.

Khoảng 11h hôm nay, tại ngõ 493 Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai (Hà Nội) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng, khiến ba người thiệt mạng.

Nạn nhân là vợ chồng ông Độ bà Lan, ngoài 70 tuổi, chủ nhân ngôi nhà 4 tầng trong ngõ 493 Trương Định. Nghi phạm là một người đàn ông khoảng ngoài 30 tuổi cũng đã chết trong ngôi nhà, nghi tự sát.

Theo giấy tờ nghi phạm để lại, đối tượng tên là Nguyễn Quốc Anh, sinh năm 1982, mang hàm thượng úy, đang công tác tại một nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng.

Người dân hiếu kỳ đổ về ngõ 493 Trương Định. Ảnh: Hoàng Anh

Theo những người dân lân cận, trước đó họ nghe tiếng kêu cứu phát ra từ ngôi nhà. Một lúc sau, có một nam thanh niên trèo lên tầng thượng ngôi nhà, bị một người hàng xóm cầm gậy đuổi theo. Sợ hãi, nam thanh niên này chạy vào trong nhà.

Người thân nạn nhân đau đớn khi nhận được hung tin.. Ảnh: Hoàng Anh

Khi cảnh sát đến nơi, phát hiện nam thanh niên này cùng vợ chồng ông Độ bà Lan đã tử vong trong nhà. Theo khám nghiệm ban đầu, hai vợ chồng ông Độ tử vong do bị cứa cổ.

Cũng theo một số người dân địa phương, nghi phạm gây án từng có thời gian thuê nhà của vợ chồng nạn nhân, song đã rời đi từ mấy tháng nay.

Theo suy đoán ban đầu, nam thanh niên lạ mặt đã giết đôi vợ chồng già rồi sau đó tự sát. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến vụ án do mâu thuẫn cá nhân giữa nghi phạm và nạn nhân hay chỉ đơn thuần là vụ cướp tài sản. Trong ví nghi phạm sau khi tự sát còn đầy đủ giấy tờ tùy thân, ảnh cưới và giấy tờ cho thấy đang công tác tại một nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng.

Cơ quan công an đã phong toả hiện trường, đưa xác các nạn nhân đi khám nghiệm để điều tra.
Read more…