Thêm hai người bị Huyền Như lừa đảo
Ngoài hành vi lừa đảo gần 4.000 tỷ như cáo trạng cũ, tại phiên tòa hôm nay, Huyền Như còn bị VKS truy tố thêm về việc làm giả giấy tờ và lừa của 2 người khác gần 11 tỷ đồng
Người đàn bà chiếm đoạt 4.000 tỷ nổi bật ở tòa
Chiêu thức lừa 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên của phiên tòa xét xử “đại án” lừa đảo 4.000 tỷ do Huỳnh Thị Huyền Như cầm đầu, VKSND TP HCM mới công bố xong bản cáo trạng dài hơn 70 trang.
Theo đó, ngoài số tiền chiếm đoạt gần 4.000 tỷ mà bị cáo Như chiếm đoạt của các bị hại theo như bản cáo trạng phát hành ngày 16/10/2013, VKS còn công bố thêm bản cáo trạng bổ sung với nội dung Như thừa nhận đã làm giả nhiều bộ hồ sơ tín dụng lừa đảo của 2 cá nhân khác số tiền tổng cộng là 10 tỷ 900 triệu đồng. Tuy nhiên, việc truy tố bổ sung này không gây ảnh hưởng bởi các tội danh mà Như bị truy tố đã "kịch khung" hình phạt.
Huyền Như nổi bật tài tòa trong áo sơ mi hồng sen. Ảnh: Hải Duyên.
Trước đó, trong phần thủ tục, luật sư Lưu Văn Tám, bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng ACB, đã đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để triệu tập thêm đại diện Vietinbank - chi nhánh TP HCM với tư cách là bị đơn dân sự trong vụ án. Đồng thời, ông Tám cũng cho rằng, việc ACB bị Huyền Như chiếm đoạt số tiền hơn 700 tỷ đồng có liên quan đến một số lãnh đạo của ngân hàng này, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), ông Trần Xuân Giá và một số cá nhân nguyên là lãnh đạo của ACB. "Vì vậy, cần phải triệu tập những người để xác định trách nhiệm đối với từng người", vị luật sư nêu quan điểm.
Tuy nhiên, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Vietinbank lại cho rằng, trong vụ án, Vietinbank được triệu tập với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tại phiên tòa hôm nay, Vietinbank đã có người đại diện tham gia phiên tòa nên không cần thiết phải triệu tập thêm lãnh đạo của ngân hàng này.
Cũng đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa, luật sư bảo vệ cho ngân hàng Navibank cho rằng, ngân hàng này không biết mình là bị hại cho đến khi vụ án chuẩn bị đưa ra xét xử. Do vậy phía Navibank cần thêm thời gian để tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ .
Bị cáo Võ Anh tuấn (áo vàng) nguyên phó giám đốc chi nhánh Nhà Bè ngân hàng Vietinbank TP HCM là đồng phạm tích cực của Huyền Như trong vụ án. Ảnh: Hải Duyên.
Trước kiến nghị của vị luật sư, đại diện VKSND TP HCM nhận định, từ trong giai đoạn điều tra, Navibank từng xác định trong các hợp đồng do Huyền Như lừa còn nợ 200 tỷ đến hạn nhưng chưa thanh toán. Do vậy, việc luật sư Navibank cho rằng chưa nắm rõ thông tin và đề nghị hoãn phiên tòa là không có cơ sở.
Sau khi hội ý, HĐXX đã thống nhất quan điểm của VKS, bác đề nghị của Navibank và ACB, tuyên bố tiếp tục phiên tòa. Về việc luật sư đề nghị triệu tập Bầu Kiên và một số người, toà cho rằng, trong quá trình xét xử, nếu xét thấy cần triệu tập thêm người nào sẽ thực hiện.
Theo cáo trạng, với vai trò là người cầm đầu, Như bị truy tố 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với mức án tối đa là chung thân. Võ Anh Tuấn cùng 21 bị cáo khác bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày mai HĐXX sẽ tiếp tục với phần xét hỏi. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 25/1.
Hải Duyê
Người đàn bà chiếm đoạt 4.000 tỷ nổi bật ở tòa
Chiêu thức lừa 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên của phiên tòa xét xử “đại án” lừa đảo 4.000 tỷ do Huỳnh Thị Huyền Như cầm đầu, VKSND TP HCM mới công bố xong bản cáo trạng dài hơn 70 trang.
Theo đó, ngoài số tiền chiếm đoạt gần 4.000 tỷ mà bị cáo Như chiếm đoạt của các bị hại theo như bản cáo trạng phát hành ngày 16/10/2013, VKS còn công bố thêm bản cáo trạng bổ sung với nội dung Như thừa nhận đã làm giả nhiều bộ hồ sơ tín dụng lừa đảo của 2 cá nhân khác số tiền tổng cộng là 10 tỷ 900 triệu đồng. Tuy nhiên, việc truy tố bổ sung này không gây ảnh hưởng bởi các tội danh mà Như bị truy tố đã "kịch khung" hình phạt.
Huyền Như nổi bật tài tòa trong áo sơ mi hồng sen. Ảnh: Hải Duyên.
Trước đó, trong phần thủ tục, luật sư Lưu Văn Tám, bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng ACB, đã đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để triệu tập thêm đại diện Vietinbank - chi nhánh TP HCM với tư cách là bị đơn dân sự trong vụ án. Đồng thời, ông Tám cũng cho rằng, việc ACB bị Huyền Như chiếm đoạt số tiền hơn 700 tỷ đồng có liên quan đến một số lãnh đạo của ngân hàng này, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), ông Trần Xuân Giá và một số cá nhân nguyên là lãnh đạo của ACB. "Vì vậy, cần phải triệu tập những người để xác định trách nhiệm đối với từng người", vị luật sư nêu quan điểm.
Tuy nhiên, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Vietinbank lại cho rằng, trong vụ án, Vietinbank được triệu tập với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tại phiên tòa hôm nay, Vietinbank đã có người đại diện tham gia phiên tòa nên không cần thiết phải triệu tập thêm lãnh đạo của ngân hàng này.
Cũng đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa, luật sư bảo vệ cho ngân hàng Navibank cho rằng, ngân hàng này không biết mình là bị hại cho đến khi vụ án chuẩn bị đưa ra xét xử. Do vậy phía Navibank cần thêm thời gian để tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ .
Bị cáo Võ Anh tuấn (áo vàng) nguyên phó giám đốc chi nhánh Nhà Bè ngân hàng Vietinbank TP HCM là đồng phạm tích cực của Huyền Như trong vụ án. Ảnh: Hải Duyên.
Trước kiến nghị của vị luật sư, đại diện VKSND TP HCM nhận định, từ trong giai đoạn điều tra, Navibank từng xác định trong các hợp đồng do Huyền Như lừa còn nợ 200 tỷ đến hạn nhưng chưa thanh toán. Do vậy, việc luật sư Navibank cho rằng chưa nắm rõ thông tin và đề nghị hoãn phiên tòa là không có cơ sở.
Sau khi hội ý, HĐXX đã thống nhất quan điểm của VKS, bác đề nghị của Navibank và ACB, tuyên bố tiếp tục phiên tòa. Về việc luật sư đề nghị triệu tập Bầu Kiên và một số người, toà cho rằng, trong quá trình xét xử, nếu xét thấy cần triệu tập thêm người nào sẽ thực hiện.
Theo cáo trạng, với vai trò là người cầm đầu, Như bị truy tố 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với mức án tối đa là chung thân. Võ Anh Tuấn cùng 21 bị cáo khác bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày mai HĐXX sẽ tiếp tục với phần xét hỏi. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 25/1.
Hải Duyê
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét