Browse » Home
»
Pháp Luật
» Lã Thị Kim Oanh tâm sự về khoảnh khắc nhận bản án tử hình và lá đơn ly dị trong trại giam
Lã Thị Kim Oanh tâm sự về khoảnh khắc nhận bản án tử hình và lá đơn ly dị trong trại giam
Điều khiến Oanh day dứt nhất là hai cô con gái phải mang tiếng là con của một kẻ phạm tội. Lúc này, cùng với nỗi ân hận về những việc làm sai trái, Lã Thị Kim Oanh còn một nỗi ân hận ngày đêm ám ảnh thị là thị đã không chăm lo cho gia đình tử tế.
Đi thực tế các trại giam, gặp những con người phạm tội với đủ loại cướp giết hiếp, đánh nhau, trốn tù, buôn lậu… với đủ các nguyên cớ dẫn họ đến con đường phạm tội, với đủ các loại người khác nhau, thất học có, sinh viên có, quan chức có, dân thường cũng có. Và tôi ấn tượng với người từng làm nóng dư luận một thời, đó là phạm nhân Lã Thị Kim Oanh hiện đang thụ án tại Trại giam số 5 (Bộ Công an).
Trong số hơn 30 nhà văn đi trại sáng tác, thăm Trại giam số 5 thì đến 20 người muốn gặp Lã Thị Kim Oanh. Tính đến nay, Lã Thị Kim Oanh đã có 13 năm cải tạo. Phạm nhân này đã lĩnh án tử hình và được Chủ tịch nước ân xá, giảm xuống chung thân.
Cuộc nói chuyện gần một buổi sáng với rất nhiều nước mắt và may mắn là trong nước mắt cũng có những nụ cười le lói. Cười là vì lần đầu tiên trong đời, Kim Oanh được tâm sự, thổ lộ với nhiều nhà văn như thế. Khóc là vì, mình là một phạm nhân cực kỳ đặc biệt, rất dễ khóc trước khách đến thăm.
Trước mặt các nhà văn, Lã Thị Kim Oanh khóc như mưa. Khóc đến mức, nhà văn Võ Bá Cường (quê Thái Bình), người được coi là bản lĩnh thép với cuốn sách viết về tướng Trần Độ cũng rưng rưng, ông đưa khăn tay cho Lã Thị Kim Oanh lau nước mắt. Còn nhà văn xứ Huế Nguyễn Quang Hà phải giục: “Uống nước đi để bình tĩnh lại”.
Lã Thị Kim Oanh đã thực sự ân hận, tất nhiên phần lớn những người đã phạm tội, vào tù thường ân hận. Nhưng họ phải chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật cho những hành động sai trái mà họ gây ra. Cho đến bây giờ, dù đã trải qua tù tội và thời gian đau khổ, nhưng người đàn bà sinh năm 1955 ấy còn khá mặn mà, ăn nói lưu loát và có thể nhớ rõ được những công việc của mình ở ngoài. Nhà văn Võ Bá Cường hỏi: “Chị có nhớ mình đã từng làm gì không?”. “ Tất nhiên là tôi nhớ, nhớ tất cả những gì tôi đã làm”.
Rồi Lã Thị Kim Oanh kể về cái khoảnh khắc mình bị Tòa tuyên án tử hình: “Khi bị tòa tuyên án tử hình, tôi gầy rộc đi vì lo nghĩ. Tôi đã nghĩ đến chuyện hậu sự, căn dặn các bạn tù là nếu mình có đi trước, xin thắp cho nén hương, còn nếu được ân xá, tha tội chết, nếu có một ngày được ra tù, tôi sẽ đến tận nhà thắp hương cho họ”.
Ngày đó, sau phiên toà phúc thẩm, khi bản án tử hình có hiệu lực, Lã Thị Kim Oanh đã có một thời gian dài sống trong hoảng loạn. Nhiều tháng ròng nằm trong trại, lúc nào cũng nghĩ đến cái chết.
Đến tháng 6-2006, theo chính sách khoan hồng của Nhà nước, Lã Thị Kim Oanh được ân giảm xuống thành án chung thân, sau đó được chuyển vào Trại 5. Giọng kể giãi bày thủ thỉ của Lã Thị Kim Oanh về cuộc đời mình về những tháng ngày ân hận tại trại giam đã tác động vào tâm can các nhà văn.
Thị nói chuyện thông thạo, khiến cho không ít các nhà văn khó mà tưởng tượng được rằng Lã Thị Kim Oanh làm mưa làm gió ngoài đời lại liên quan dính dáng gì đến người đàn bà đang ngồi trước mặt.
Có một câu hỏi khiến tất cả chúng tôi là những nhà văn phải nghiền ngẫm, đó là do nhà văn Nguyễn Quang Hà khơi ra: “Chị làm việc như vậy, thế khi nào chị cảm thấy vất vả nhất?”. Lã Thị Kim Oanh trả lời: “Dạ, là khi... thành đạt ạ. Bởi khi tôi làm giáo viên ở Trường THPT An Dương dưới Hải Phòng, công việc nhàn hạ và thanh thản. Khi làm Giám đốc là vất vả và khổ nhất vì suốt ngày phải chạy vạy, lo hết dự án này đến dự án khác. Xong dự án này thì đã có dự án kia gối đầu. Có vậy mới có tiền chi trả anh em công nhân. Nếu không có các khu nhà để kinh doanh thì tôi làm sao kiếm ra tiền. Cho nên làm doanh nhân là đau đầu nhất ạ”.
Công có bù cho tội?
Theo hồ sơ vụ án, chỉ trong 5 năm làm Giám đốc của Công ty Tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn, Oanh đã gây thiệt hại cho Nhà nước 75 tỉ đồng và 113 nghìn USD (tính tròn số). Trong đó, riêng một mình Oanh tiêu hết 72 tỉ đồng và 70 nghìn USD. Trong 5 năm làm Giám đốc, chia trung bình ra, số tiền mà Oanh phá mỗi ngày là 40 triệu đồng.
Lã Thị Kim Oanh thảng thốt: “Tôi không hề chối tội, thực sự là tôi có tội. Nhưng tội của tôi không phải là tham ô, mà chỉ là vi phạm luật kế toán thống kê. Mọi người đều biết là tôi chưa được học qua một lớp nào về kinh tế hay quản lý kinh tế, cho nên sai sót là chuyện dễ hiểu. Khi sai rồi, mọi người cũng nên nhìn những thành quả mà chúng tôi đã tạo dựng nên, tài sản hàng mấy trăm tỷ“.
Tôi lắng nghe và quan sát. Người đàn bà ngồi trước mặt chúng tôi có vẻ đẹp mặn mà tuy rằng không còn trẻ nữa. Điều đó cho tất cả chúng ta hình dung về thời xuân sắc của Oanh, rồi trở thành một nữ giám đốc thét ra lửa từng làm sửng sốt dư luận, ném tiền Nhà nước qua cửa sổ không thương tiếc. Tôi tự có đánh giá của riêng mình rằng: Liệu công có chuộc được tội?
Đừng giẫm vào vết xe đổ”
Điều khiến Oanh day dứt nhất là hai cô con gái phải mang tiếng là con của một kẻ phạm tội. Người ta thường nói người phụ nữ thành đạt trong sự nghiệp sẽ không giỏi quán xuyến gia đình. Lúc này, cùng với nỗi ân hận về những việc làm sai trái, Lã Thị Kim Oanh còn một nỗi ân hận ngày đêm ám ảnh thị là thị đã không chăm lo cho gia đình tử tế.
Khi được hỏi: “Thế gia đình của chị ra sao, cả những người thân nữa? Chắc bây giờ chị vẫn được những người quen cũ đến thăm hỏi chứ?”, Lã Thị Kim Oanh cười cay đắng: “Không có ai cả. Chỉ có hai đứa con thôi! Tôi vào đây rồi, cũng chẳng dám oán thán những người trước đây từng là cộng sự, vì miếng cơm manh áo của người ta nên người ta chẳng dám dính dáng đến tôi nữa. Có thể trong thâm tâm người ta vẫn nhớ vẫn thương”.
Lúc tỉnh táo nhất là lúc Oanh nghĩ nhiều đến chồng và hai con. Chồng vốn là một công chức mẫn cán và nghiêm túc ở cơ quan Bộ Y tế, hai cô con gái ngoan và học giỏi. Phạm nhân này kể rằng: “Ngày đó sau khi nhập trại được mấy tháng thì tôi nhận được tin chồng gửi đơn li dị. Khi nhận lá đơn li hôn, tôi không giận chồng, chỉ buồn và khóc. Tôi xin gặp quản giáo nhờ nói giúp để chồng rút đơn vì thương hai đứa con, vì để chúng đỡ mang tai tiếng, chúng còn phải lấy chồng. Chúng đã mang tiếng bởi có một người mẹ tù tội, tôi không muốn chúng tiếp tục phải chịu cảnh bố mẹ bỏ nhau. Thế nên khi ban giám thị đưa tờ đơn đề nghị ly hôn của chồng thì tôi đã thực sự rất sốc. Dù phạm tội, dù đang là một phạm nhân nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ chồng mình sẽ bỏ để đi lấy một người phụ nữ khác.”
Khi chúng tôi hỏi, nếu được làm lại cuộc đời, chị sẽ làm gì thì phạm nhân này nói rằng sẽ chỉ chăm chút cho gia đình. Lúc này chị mới nhận ra hạnh phúc gia đình là quan trọng hơn cả. Thiên chức của người đàn bà là làm mẹ và làm vợ. Ở hai chức năng này, Lã Thị Kim Oanh thấy mình đều làm thiếu hụt và vô trách nhiệm. “Mọi chuyện với tôi là quá muộn rồi. Tôi có tỉnh ngộ thì cũng không giúp được mình nữa. Tôi mong những người phụ nữ khác không giẫm vào vết xe đổ của mình”.
Một buổi sáng tuy dài nhưng cũng đủ để thấm thía những giọt nước mắt của người đàn bà này.
Theo Ngô Thục Miên
An ninh thủ đô
Đi thực tế các trại giam, gặp những con người phạm tội với đủ loại cướp giết hiếp, đánh nhau, trốn tù, buôn lậu… với đủ các nguyên cớ dẫn họ đến con đường phạm tội, với đủ các loại người khác nhau, thất học có, sinh viên có, quan chức có, dân thường cũng có. Và tôi ấn tượng với người từng làm nóng dư luận một thời, đó là phạm nhân Lã Thị Kim Oanh hiện đang thụ án tại Trại giam số 5 (Bộ Công an).
Trong số hơn 30 nhà văn đi trại sáng tác, thăm Trại giam số 5 thì đến 20 người muốn gặp Lã Thị Kim Oanh. Tính đến nay, Lã Thị Kim Oanh đã có 13 năm cải tạo. Phạm nhân này đã lĩnh án tử hình và được Chủ tịch nước ân xá, giảm xuống chung thân.
Cuộc nói chuyện gần một buổi sáng với rất nhiều nước mắt và may mắn là trong nước mắt cũng có những nụ cười le lói. Cười là vì lần đầu tiên trong đời, Kim Oanh được tâm sự, thổ lộ với nhiều nhà văn như thế. Khóc là vì, mình là một phạm nhân cực kỳ đặc biệt, rất dễ khóc trước khách đến thăm.
Trước mặt các nhà văn, Lã Thị Kim Oanh khóc như mưa. Khóc đến mức, nhà văn Võ Bá Cường (quê Thái Bình), người được coi là bản lĩnh thép với cuốn sách viết về tướng Trần Độ cũng rưng rưng, ông đưa khăn tay cho Lã Thị Kim Oanh lau nước mắt. Còn nhà văn xứ Huế Nguyễn Quang Hà phải giục: “Uống nước đi để bình tĩnh lại”.
Lã Thị Kim Oanh đã thực sự ân hận, tất nhiên phần lớn những người đã phạm tội, vào tù thường ân hận. Nhưng họ phải chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật cho những hành động sai trái mà họ gây ra. Cho đến bây giờ, dù đã trải qua tù tội và thời gian đau khổ, nhưng người đàn bà sinh năm 1955 ấy còn khá mặn mà, ăn nói lưu loát và có thể nhớ rõ được những công việc của mình ở ngoài. Nhà văn Võ Bá Cường hỏi: “Chị có nhớ mình đã từng làm gì không?”. “ Tất nhiên là tôi nhớ, nhớ tất cả những gì tôi đã làm”.
Rồi Lã Thị Kim Oanh kể về cái khoảnh khắc mình bị Tòa tuyên án tử hình: “Khi bị tòa tuyên án tử hình, tôi gầy rộc đi vì lo nghĩ. Tôi đã nghĩ đến chuyện hậu sự, căn dặn các bạn tù là nếu mình có đi trước, xin thắp cho nén hương, còn nếu được ân xá, tha tội chết, nếu có một ngày được ra tù, tôi sẽ đến tận nhà thắp hương cho họ”.
Ngày đó, sau phiên toà phúc thẩm, khi bản án tử hình có hiệu lực, Lã Thị Kim Oanh đã có một thời gian dài sống trong hoảng loạn. Nhiều tháng ròng nằm trong trại, lúc nào cũng nghĩ đến cái chết.
Đến tháng 6-2006, theo chính sách khoan hồng của Nhà nước, Lã Thị Kim Oanh được ân giảm xuống thành án chung thân, sau đó được chuyển vào Trại 5. Giọng kể giãi bày thủ thỉ của Lã Thị Kim Oanh về cuộc đời mình về những tháng ngày ân hận tại trại giam đã tác động vào tâm can các nhà văn.
Thị nói chuyện thông thạo, khiến cho không ít các nhà văn khó mà tưởng tượng được rằng Lã Thị Kim Oanh làm mưa làm gió ngoài đời lại liên quan dính dáng gì đến người đàn bà đang ngồi trước mặt.
Có một câu hỏi khiến tất cả chúng tôi là những nhà văn phải nghiền ngẫm, đó là do nhà văn Nguyễn Quang Hà khơi ra: “Chị làm việc như vậy, thế khi nào chị cảm thấy vất vả nhất?”. Lã Thị Kim Oanh trả lời: “Dạ, là khi... thành đạt ạ. Bởi khi tôi làm giáo viên ở Trường THPT An Dương dưới Hải Phòng, công việc nhàn hạ và thanh thản. Khi làm Giám đốc là vất vả và khổ nhất vì suốt ngày phải chạy vạy, lo hết dự án này đến dự án khác. Xong dự án này thì đã có dự án kia gối đầu. Có vậy mới có tiền chi trả anh em công nhân. Nếu không có các khu nhà để kinh doanh thì tôi làm sao kiếm ra tiền. Cho nên làm doanh nhân là đau đầu nhất ạ”.
Công có bù cho tội?
Theo hồ sơ vụ án, chỉ trong 5 năm làm Giám đốc của Công ty Tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn, Oanh đã gây thiệt hại cho Nhà nước 75 tỉ đồng và 113 nghìn USD (tính tròn số). Trong đó, riêng một mình Oanh tiêu hết 72 tỉ đồng và 70 nghìn USD. Trong 5 năm làm Giám đốc, chia trung bình ra, số tiền mà Oanh phá mỗi ngày là 40 triệu đồng.
Lã Thị Kim Oanh thảng thốt: “Tôi không hề chối tội, thực sự là tôi có tội. Nhưng tội của tôi không phải là tham ô, mà chỉ là vi phạm luật kế toán thống kê. Mọi người đều biết là tôi chưa được học qua một lớp nào về kinh tế hay quản lý kinh tế, cho nên sai sót là chuyện dễ hiểu. Khi sai rồi, mọi người cũng nên nhìn những thành quả mà chúng tôi đã tạo dựng nên, tài sản hàng mấy trăm tỷ“.
Tôi lắng nghe và quan sát. Người đàn bà ngồi trước mặt chúng tôi có vẻ đẹp mặn mà tuy rằng không còn trẻ nữa. Điều đó cho tất cả chúng ta hình dung về thời xuân sắc của Oanh, rồi trở thành một nữ giám đốc thét ra lửa từng làm sửng sốt dư luận, ném tiền Nhà nước qua cửa sổ không thương tiếc. Tôi tự có đánh giá của riêng mình rằng: Liệu công có chuộc được tội?
Đừng giẫm vào vết xe đổ”
Điều khiến Oanh day dứt nhất là hai cô con gái phải mang tiếng là con của một kẻ phạm tội. Người ta thường nói người phụ nữ thành đạt trong sự nghiệp sẽ không giỏi quán xuyến gia đình. Lúc này, cùng với nỗi ân hận về những việc làm sai trái, Lã Thị Kim Oanh còn một nỗi ân hận ngày đêm ám ảnh thị là thị đã không chăm lo cho gia đình tử tế.
Khi được hỏi: “Thế gia đình của chị ra sao, cả những người thân nữa? Chắc bây giờ chị vẫn được những người quen cũ đến thăm hỏi chứ?”, Lã Thị Kim Oanh cười cay đắng: “Không có ai cả. Chỉ có hai đứa con thôi! Tôi vào đây rồi, cũng chẳng dám oán thán những người trước đây từng là cộng sự, vì miếng cơm manh áo của người ta nên người ta chẳng dám dính dáng đến tôi nữa. Có thể trong thâm tâm người ta vẫn nhớ vẫn thương”.
Lúc tỉnh táo nhất là lúc Oanh nghĩ nhiều đến chồng và hai con. Chồng vốn là một công chức mẫn cán và nghiêm túc ở cơ quan Bộ Y tế, hai cô con gái ngoan và học giỏi. Phạm nhân này kể rằng: “Ngày đó sau khi nhập trại được mấy tháng thì tôi nhận được tin chồng gửi đơn li dị. Khi nhận lá đơn li hôn, tôi không giận chồng, chỉ buồn và khóc. Tôi xin gặp quản giáo nhờ nói giúp để chồng rút đơn vì thương hai đứa con, vì để chúng đỡ mang tai tiếng, chúng còn phải lấy chồng. Chúng đã mang tiếng bởi có một người mẹ tù tội, tôi không muốn chúng tiếp tục phải chịu cảnh bố mẹ bỏ nhau. Thế nên khi ban giám thị đưa tờ đơn đề nghị ly hôn của chồng thì tôi đã thực sự rất sốc. Dù phạm tội, dù đang là một phạm nhân nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ chồng mình sẽ bỏ để đi lấy một người phụ nữ khác.”
Khi chúng tôi hỏi, nếu được làm lại cuộc đời, chị sẽ làm gì thì phạm nhân này nói rằng sẽ chỉ chăm chút cho gia đình. Lúc này chị mới nhận ra hạnh phúc gia đình là quan trọng hơn cả. Thiên chức của người đàn bà là làm mẹ và làm vợ. Ở hai chức năng này, Lã Thị Kim Oanh thấy mình đều làm thiếu hụt và vô trách nhiệm. “Mọi chuyện với tôi là quá muộn rồi. Tôi có tỉnh ngộ thì cũng không giúp được mình nữa. Tôi mong những người phụ nữ khác không giẫm vào vết xe đổ của mình”.
Một buổi sáng tuy dài nhưng cũng đủ để thấm thía những giọt nước mắt của người đàn bà này.
Theo Ngô Thục Miên
An ninh thủ đô
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét