Du học 5 năm, về… làm ruộng
Tốt nghiệp đại học, thậm chí du học nước ngoài, những tưởng trở về quê nhà cống hiến sẽ dễ dàng có được công việc ổn định nhờ chính sách “trải thảm đỏ đón nhân tài” nhưng rất nhiều kỹ sư, cử nhân không khỏi ngậm ngùi
Tốt nghiệp ĐH ngành tài chính kế toán năm 2008, với mong muốn về quê nhà công tác, anh Huỳnh Thanh Tú (ngụ xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) nhiều lần nộp đơn xin việc ở UBND xã nhưng đều bị loại. Mới đây, khi xã thông báo tuyển công an viên, Tú lại nộp đơn nhưng rồi cũng đành ôm hồ sơ ra về. “Quá chán nản, tôi đành ở nhà phụ gia đình nuôi tôm. Kiến thức học được ở trường cùng bao hoài bão cứ thế theo ngày tháng rơi rụng dần xuống ao đìa” - anh ngao ngán.
Tốt nghiệp ĐH ngành tài chính kế toán năm 2008, với mong muốn về quê nhà công tác, anh Huỳnh Thanh Tú (ngụ xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) nhiều lần nộp đơn xin việc ở UBND xã nhưng đều bị loại. Mới đây, khi xã thông báo tuyển công an viên, Tú lại nộp đơn nhưng rồi cũng đành ôm hồ sơ ra về. “Quá chán nản, tôi đành ở nhà phụ gia đình nuôi tôm. Kiến thức học được ở trường cùng bao hoài bão cứ thế theo ngày tháng rơi rụng dần xuống ao đìa” - anh ngao ngán.
Du học 5 năm, về… làm ruộng
Năm 2007, anh Lê Văn Hậu (xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Một năm sau, vượt qua hàng chục ứng viên, Hậu là 1 trong 2 người của trường nhận được học bổng của Bộ GD-ĐT du học tại Romania chuyên ngành hóa dầu. Trở về sau 5 năm du học với tấm bằng xuất sắc, cứ ngỡ sẽ dễ dàng kiếm được công việc, nào ngờ vác đơn đi khắp nơi nhưng ở đâu, anh cũng nhận được cái lắc đầu.
“Hàng chục bộ hồ sơ xin việc đã được tôi gửi đi nhưng đều không thấy hồi âm. Quảng Nam “hết cửa”, nghe tin ở Đà Nẵng có chính sách thu hút nguồn nhân lực cao, tôi liền mang hồ sơ đến nộp thì được thông báo đã hết hạn tuyển dụng. Không xin được việc làm, những ngày này, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp cha mẹ việc đồng áng” - anh buồn bã.
Em trai Hậu là Lê Văn Phát, cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, cũng nhận được học bổng đào tạo tại Nga của Bộ GD-ĐT. Phát đang du học 5 năm chuyên ngành điện tử viễn thông. Hậu không khỏi băn khoăn liệu sau khi du học về, em trai có rơi vào trường hợp giống anh hay không…
“Khi nhận học bổng, anh em tôi cứ nghĩ học xong sẽ nhanh chóng có việc làm, bớt đi gánh nặng cho gia đình. Trong thâm tâm, lúc nào chúng tôi cũng nghĩ phải cố gắng học thật tốt để trở về phục vụ cho quê nhà, nào ngờ xin việc lại khó đến vậy” - anh Hậu nói.
Năm 2007, anh Lê Văn Hậu (xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Một năm sau, vượt qua hàng chục ứng viên, Hậu là 1 trong 2 người của trường nhận được học bổng của Bộ GD-ĐT du học tại Romania chuyên ngành hóa dầu. Trở về sau 5 năm du học với tấm bằng xuất sắc, cứ ngỡ sẽ dễ dàng kiếm được công việc, nào ngờ vác đơn đi khắp nơi nhưng ở đâu, anh cũng nhận được cái lắc đầu.
“Hàng chục bộ hồ sơ xin việc đã được tôi gửi đi nhưng đều không thấy hồi âm. Quảng Nam “hết cửa”, nghe tin ở Đà Nẵng có chính sách thu hút nguồn nhân lực cao, tôi liền mang hồ sơ đến nộp thì được thông báo đã hết hạn tuyển dụng. Không xin được việc làm, những ngày này, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp cha mẹ việc đồng áng” - anh buồn bã.
Em trai Hậu là Lê Văn Phát, cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, cũng nhận được học bổng đào tạo tại Nga của Bộ GD-ĐT. Phát đang du học 5 năm chuyên ngành điện tử viễn thông. Hậu không khỏi băn khoăn liệu sau khi du học về, em trai có rơi vào trường hợp giống anh hay không…
“Khi nhận học bổng, anh em tôi cứ nghĩ học xong sẽ nhanh chóng có việc làm, bớt đi gánh nặng cho gia đình. Trong thâm tâm, lúc nào chúng tôi cũng nghĩ phải cố gắng học thật tốt để trở về phục vụ cho quê nhà, nào ngờ xin việc lại khó đến vậy” - anh Hậu nói.
Tốt nghiệp ĐH ngành tài chính kế toán nhưng 5 năm xin việc không được, anh Huỳnh Thanh Tú đành phụ cha nuôi tôm Ảnh: Hồng Ánh.
Kỹ sư, cử nhân làm… thợ may
Men theo con đường nước ngập đến nửa bánh xe, chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Văn Tuấn ở giữa “ốc đảo” Ân Phú, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Khi chúng tôi hỏi thăm nhà Tuấn, ông Bùi Tỏi, trưởng thôn Ân Phú, chép miệng: “Có phải cậu kỹ sư đi làm công nhân không? Ở đây, nhiều gia đình dù nghèo nhưng vẫn cố cho con đi học lấy bằng cử nhân, kỹ sư. Nghe nói tỉnh ưu đãi để thu hút nhân tài từ nơi khác tới làm việc, vậy mà con em địa phương học xong, đứa thì thất nghiệp, đứa làm nông hoặc công nhân”.
Tuấn đã đi làm, chỉ có cha anh là ông Lê Văn Kiệt ở nhà. Ông Kiệt cho biết năm 2010, tốt nghiệp kỹ sư điện tự động một trường ĐH tại TP HCM loại khá, Tuấn quyết tâm về Quảng Ngãi làm việc để đóng góp phần nào cho tỉnh nhà, vừa có dịp gần gũi gia đình.
“Mấy năm nay, Tuấn cứ chạy đôn chạy đáo xin việc nhưng nơi nào cũng từ chối, nó đành ở nhà dạy thêm. Đầu năm nay, Tuấn quyết định xin vào làm công nhân ở Công ty Doosan với lương chỉ 3 triệu đồng/tháng. Lúc làm hồ sơ xin việc, Tuấn chỉ ghi trình độ trung cấp vì ngại. Cuối tuần rồi, nó về nhà nói với tôi kiểu này chắc phải phải vô TP HCM sống thôi…” - ông Kiệt băn khoăn.
Ông Trần Nhật Linh, trưởng phòng hành chính nhân sự một công ty may ở TP Quảng Ngãi, cho biết: “Công ty chúng tôi vừa tuyển 500 lao động phổ thông làm thợ may nhưng có đến 165 người là cử nhân, kỹ sư đủ các ngành nghề: sư phạm, hóa dầu, kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh… Tốt nghiệp ra trường, họ muốn về quê cống hiến nhưng thất nghiệp, đành đi làm công nhân, chấp nhận lương mỗi tháng 2 triệu đồng để có tiền trang trải”.
Men theo con đường nước ngập đến nửa bánh xe, chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Văn Tuấn ở giữa “ốc đảo” Ân Phú, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Khi chúng tôi hỏi thăm nhà Tuấn, ông Bùi Tỏi, trưởng thôn Ân Phú, chép miệng: “Có phải cậu kỹ sư đi làm công nhân không? Ở đây, nhiều gia đình dù nghèo nhưng vẫn cố cho con đi học lấy bằng cử nhân, kỹ sư. Nghe nói tỉnh ưu đãi để thu hút nhân tài từ nơi khác tới làm việc, vậy mà con em địa phương học xong, đứa thì thất nghiệp, đứa làm nông hoặc công nhân”.
Tuấn đã đi làm, chỉ có cha anh là ông Lê Văn Kiệt ở nhà. Ông Kiệt cho biết năm 2010, tốt nghiệp kỹ sư điện tự động một trường ĐH tại TP HCM loại khá, Tuấn quyết tâm về Quảng Ngãi làm việc để đóng góp phần nào cho tỉnh nhà, vừa có dịp gần gũi gia đình.
“Mấy năm nay, Tuấn cứ chạy đôn chạy đáo xin việc nhưng nơi nào cũng từ chối, nó đành ở nhà dạy thêm. Đầu năm nay, Tuấn quyết định xin vào làm công nhân ở Công ty Doosan với lương chỉ 3 triệu đồng/tháng. Lúc làm hồ sơ xin việc, Tuấn chỉ ghi trình độ trung cấp vì ngại. Cuối tuần rồi, nó về nhà nói với tôi kiểu này chắc phải phải vô TP HCM sống thôi…” - ông Kiệt băn khoăn.
Ông Trần Nhật Linh, trưởng phòng hành chính nhân sự một công ty may ở TP Quảng Ngãi, cho biết: “Công ty chúng tôi vừa tuyển 500 lao động phổ thông làm thợ may nhưng có đến 165 người là cử nhân, kỹ sư đủ các ngành nghề: sư phạm, hóa dầu, kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh… Tốt nghiệp ra trường, họ muốn về quê cống hiến nhưng thất nghiệp, đành đi làm công nhân, chấp nhận lương mỗi tháng 2 triệu đồng để có tiền trang trải”.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét