Cô giáo trẻ khóc òa vì bị trù dập
Cô giáo trẻ nhiệt tình với công việc giảng dạy, nỗ lực nâng cao chuyên môn nhưng bị hiệu trưởng liên tục kỷ luật, rồi đuổi việc với lý do “chẳng giống ai”.
Quyết định kỷ luật dễ như đùa
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, rời vùng đồng bằng Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), cô Võ Thị Anh (29 tuổi) một mình vào Lâm Đồng làm giáo viên dạy hợp đồng môn Toán cho trường THCS Phi Tô, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Hai năm sau (2008), cô chính thức được vào biên chế.
Cô Anh bật khóc khi liên tục bị hiệu trưởng kỷ luật
Những tưởng cuộc sống nhà giáo sẽ yên bình thì liên tục trong những năm qua, cô giáo trẻ này phải chịu nhiều sóng gió, oan ức, với những quyết định “chẳng giống ai” của hiệu trưởng. Cô Võ Thị Anh chia sẻ, cô đã bị hiệu trưởng nhà trường trù dập bằng việc ra một loạt các quyết định kỷ luật sai trái, với hình thức cao nhất là buộc thôi việc.
Cụ thể, tháng 1/2011, cô Võ Thị Anh nhận quyết định kỷ luật đầu tiên của hiệu trưởng với hình thức cảnh cáo. Lý do là cô không đi dạy thay cho thầy Nguyễn Khánh Vũ, tổ trưởng môn Toán. Trong khi đó, cô Anh cho biết, nguyên nhân khiến cô không thể đi dạy thay cho thầy Vũ là do lúc này một tuần cô đã phải dạy tới 27 tiết. Trong khi đó, muốn dạy thay theo quy định thì thầy Vũ phải đưa giáo án cho cô chuẩn bị trước ít nhất 3 ngày trong khi cô không nhận được giáo án này từ thầy Vũ. Từ trước đến giờ cô Anh cũng chưa từng dạy lớp 9 nên nếu dạy thay mà không có giáo án thì không thể dạy tốt được.
Tháng 12/2011, cô Võ Thị Anh tiếp tục bị hiệu trưởng Trường THCS Phi Tô kỷ luật với hình thức cảnh cáo vì đã gộp hai tiết luyện tập Toán lớp 6 thành hơn một tiết. Lý giải vấn đề này, cô Anh cho biết theo quy định của trường thì giáo viên chủ động bố trí thời gian dạy bù nhưng vì điều kiện phòng học chưa có, trường có nhiều buổi nghỉ học nên chương trình chậm nhiều. Học sinh đa số là dân tộc ít người nên việc bố trí dạy tăng tiết học trái buổi các em sẽ vắng nhiều, do đó cô đã lồng ghép vào tiết dạy chính sửa bài tập cho học sinh và kí tiết luyện tập này vào tiết 5 trống của sổ đầu bài.
Cụ thể, tháng 1/2011, cô Võ Thị Anh nhận quyết định kỷ luật đầu tiên của hiệu trưởng với hình thức cảnh cáo. Lý do là cô không đi dạy thay cho thầy Nguyễn Khánh Vũ, tổ trưởng môn Toán. Trong khi đó, cô Anh cho biết, nguyên nhân khiến cô không thể đi dạy thay cho thầy Vũ là do lúc này một tuần cô đã phải dạy tới 27 tiết. Trong khi đó, muốn dạy thay theo quy định thì thầy Vũ phải đưa giáo án cho cô chuẩn bị trước ít nhất 3 ngày trong khi cô không nhận được giáo án này từ thầy Vũ. Từ trước đến giờ cô Anh cũng chưa từng dạy lớp 9 nên nếu dạy thay mà không có giáo án thì không thể dạy tốt được.
Tháng 12/2011, cô Võ Thị Anh tiếp tục bị hiệu trưởng Trường THCS Phi Tô kỷ luật với hình thức cảnh cáo vì đã gộp hai tiết luyện tập Toán lớp 6 thành hơn một tiết. Lý giải vấn đề này, cô Anh cho biết theo quy định của trường thì giáo viên chủ động bố trí thời gian dạy bù nhưng vì điều kiện phòng học chưa có, trường có nhiều buổi nghỉ học nên chương trình chậm nhiều. Học sinh đa số là dân tộc ít người nên việc bố trí dạy tăng tiết học trái buổi các em sẽ vắng nhiều, do đó cô đã lồng ghép vào tiết dạy chính sửa bài tập cho học sinh và kí tiết luyện tập này vào tiết 5 trống của sổ đầu bài.
Tháng 5/2012, cô giáo trẻ bị hiệu trưởng Nguyễn Dũng thi hành kỷ luật với hình thức buộc nghỉ việc vì không tham gia … cắm trại. Vị hiệu trưởng yêu cầu cô Anh phải chuyển ra khỏi khu tập thể giáo viên của nhà trường.
Theo cô Anh, lý do cô không thể tham dự lễ cắm trại của nhà trường là do vào thời điểm này, cô phải thi tốt nghiệp đại học ở Đà Lạt (cô Anh đang theo học đại học).Trước khi đi thi cô đã trình bày lý do, xin phép thầy Phó hiệu trưởng bằng điện thoại. Hơn nữa, trước đó cũng đã xin cô giáo đồng chủ nhiệm lớp và được cô đồng ý. Những thanh minh của cô Anh đều bị vị hiệu trưởng nhà trường không chấp nhận và ra quyết định buộc thôi việc.Bị đuổi việc, bơ vơ một mình giữa miền đất lạ, không anh em họ hàng thân thích, cô giáo Võ Thị Anh phải nhờ vào sự cưu mang của những đồng nghiệp tốt bụng, người giúp cái nồi, người giúp ít gạo. “Có những ngày không tiền ăn cơm, tôi đã phải ăn mỳ tôm để sống qua ngày, chạy vạy khắp nơi để hỏi những người có hiểu biết pháp luật để làm đơn khiếu nại, tìm lại công bằng!...”, nói tới đây, không cầm được nổi sự xúc động mạnh vì những tháng ngày khổ cực về vật chất, áp lực đè nặng về tinh thần, những nước mắt trong cô lại trào lên vì tủi hờn, oan ức.
Theo cô Anh, lý do cô không thể tham dự lễ cắm trại của nhà trường là do vào thời điểm này, cô phải thi tốt nghiệp đại học ở Đà Lạt (cô Anh đang theo học đại học).Trước khi đi thi cô đã trình bày lý do, xin phép thầy Phó hiệu trưởng bằng điện thoại. Hơn nữa, trước đó cũng đã xin cô giáo đồng chủ nhiệm lớp và được cô đồng ý. Những thanh minh của cô Anh đều bị vị hiệu trưởng nhà trường không chấp nhận và ra quyết định buộc thôi việc.Bị đuổi việc, bơ vơ một mình giữa miền đất lạ, không anh em họ hàng thân thích, cô giáo Võ Thị Anh phải nhờ vào sự cưu mang của những đồng nghiệp tốt bụng, người giúp cái nồi, người giúp ít gạo. “Có những ngày không tiền ăn cơm, tôi đã phải ăn mỳ tôm để sống qua ngày, chạy vạy khắp nơi để hỏi những người có hiểu biết pháp luật để làm đơn khiếu nại, tìm lại công bằng!...”, nói tới đây, không cầm được nổi sự xúc động mạnh vì những tháng ngày khổ cực về vật chất, áp lực đè nặng về tinh thần, những nước mắt trong cô lại trào lên vì tủi hờn, oan ức.
Trao đổi về cô Võ Thị Anh, cô Lê Thị Soa, giáo viên Trường THCS Phi Tô (vừa nghỉ hưu từ tháng 10/2013), cho biết, cô Anh là người nhiệt tình, năng động, luôn có ít thức nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách vừa dạy, vừa theo học đại học nhưng luôn bị cấp trên tìm cách trù dập.
Giải oan cho cô giáo trẻ
Cô Võ Thị Anh ngậm ngùi kẻ lại, bị buổi việc một cách vô lý, tinh thần suy sụp đã có những lúc chán nản cô không còn tin vào cuộc sống dẫn đến nghĩ quẩn. Rất may, trong lúc tuyệt vọng này, một số đồng nghiệp tốt bụng đã thường xuyên tới động viên, chia sẻ và hướng dẫn cô đi tìm công lý từ cơ quan chức năng của huyện. Tiếng kêu cứu đứt ruột của cô giáo trẻ bị kỷ luật oan ức cuối cùng đã thấu đến ông Trần Văn Tự, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà.
Ông Trần Văn Tự lâu nay được nhân dân trong huyện tin tưởng. Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ, ngày 27/5/2013, ông Trần Văn Tự đã ra quyết định số 1294, chấp nhận toàn bộ nội dung khiếu nại của cô Võ Thị Anh. Buộc Trường THCS Phi Tô phải hủy tất cả những quyết định kỷ luật đã thi hành trước đó với cô Võ Thị Anh.Ngoài ra, ông Tự còn yêu cầu hiệu trưởng Trường THCS Phi Tô lập thủ tục nâng lương từ bậc 1 lên bậc 2 cho cô Anh kể từ tháng 3/2012 và hoàn trả tiền phụ cấp đứng lớp từ tháng 5/2012 cho cô Anh theo quy định của pháp luật; đánh giá lại kết quả xếp loại viên chức cuối năm học 2011-2012 và 2012-2013 đối với cô Anh theo đúng quy định.
Giải oan cho cô giáo trẻ
Cô Võ Thị Anh ngậm ngùi kẻ lại, bị buổi việc một cách vô lý, tinh thần suy sụp đã có những lúc chán nản cô không còn tin vào cuộc sống dẫn đến nghĩ quẩn. Rất may, trong lúc tuyệt vọng này, một số đồng nghiệp tốt bụng đã thường xuyên tới động viên, chia sẻ và hướng dẫn cô đi tìm công lý từ cơ quan chức năng của huyện. Tiếng kêu cứu đứt ruột của cô giáo trẻ bị kỷ luật oan ức cuối cùng đã thấu đến ông Trần Văn Tự, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà.
Ông Trần Văn Tự lâu nay được nhân dân trong huyện tin tưởng. Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ, ngày 27/5/2013, ông Trần Văn Tự đã ra quyết định số 1294, chấp nhận toàn bộ nội dung khiếu nại của cô Võ Thị Anh. Buộc Trường THCS Phi Tô phải hủy tất cả những quyết định kỷ luật đã thi hành trước đó với cô Võ Thị Anh.Ngoài ra, ông Tự còn yêu cầu hiệu trưởng Trường THCS Phi Tô lập thủ tục nâng lương từ bậc 1 lên bậc 2 cho cô Anh kể từ tháng 3/2012 và hoàn trả tiền phụ cấp đứng lớp từ tháng 5/2012 cho cô Anh theo quy định của pháp luật; đánh giá lại kết quả xếp loại viên chức cuối năm học 2011-2012 và 2012-2013 đối với cô Anh theo đúng quy định.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Dũng, hiệu trưởng Trường THCS Phi Tô đã thừa nhận toàn bộ các quyết định thi hành kỷ luật cô Võ Thị Anh là sai và khắc phục bằng cách khôi phục lại toàn bộ chế độ, trợ cấp cho cô Anh. Thế nhưng, chủ tịch công đoàn nhà trường là ông Nguyễn Văn Tình lại cho rằng cô Anh “có vấn đề về thần kinh”, không giáo dục được nên mới bị kỷ luật.
Quyết định giải quyết của ông Chủ tịch huyện Lâm Hà đã cứu cô giáo Võ Thị Anh, khôi phục lại quyền lợi chính đáng trước đó đã bị hiệu trưởng tước đoạt bất hợp pháp. Thế nhưng, mới đây, cô Võ Thị Anh đến trường muộn gần 15 phút nên lại bị ông Nguyễn Dũng thi hành kỷ luật cảnh cáo trong khi theo quy định hành vi này của cô anh chỉ bị nhắc nhở.
Ông Trần Văn Tự, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết, vừa qua huyện lại tiếp tục nhận được đơn tố cáo của một số giáo viên Trường THCS Phi Tô đối với ông Nguyễn Dũng về việc bố trí công tác, cắt giảm chế độ không đúng pháp luật.Huyện đã giao Phòng nội vụ và Phòng giáo dục kiểm tra lại toàn bộ sự việc của người tố cáo để có hướng giải quyết đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Cũng theo ông Tự, sắp tới sẽ tiến hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Dũng vì đã thi hành quá nhiều quyết định sai trái, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và danh dự của người lao động.
Quyết định giải quyết của ông Chủ tịch huyện Lâm Hà đã cứu cô giáo Võ Thị Anh, khôi phục lại quyền lợi chính đáng trước đó đã bị hiệu trưởng tước đoạt bất hợp pháp. Thế nhưng, mới đây, cô Võ Thị Anh đến trường muộn gần 15 phút nên lại bị ông Nguyễn Dũng thi hành kỷ luật cảnh cáo trong khi theo quy định hành vi này của cô anh chỉ bị nhắc nhở.
Ông Trần Văn Tự, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết, vừa qua huyện lại tiếp tục nhận được đơn tố cáo của một số giáo viên Trường THCS Phi Tô đối với ông Nguyễn Dũng về việc bố trí công tác, cắt giảm chế độ không đúng pháp luật.Huyện đã giao Phòng nội vụ và Phòng giáo dục kiểm tra lại toàn bộ sự việc của người tố cáo để có hướng giải quyết đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Cũng theo ông Tự, sắp tới sẽ tiến hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Dũng vì đã thi hành quá nhiều quyết định sai trái, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc và danh dự của người lao động.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét