Đây là những siêu thành phố, với nhiều hòn đảo nhân tạo trên biển và phần lớn đang được xây dựng tại khu vực Trung Đông.
1. The World
Địa điểm: Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Tình trạng: Đang tạm dừng
Chi phí đầu tư ước tính: 14 tỷ USD
Dự án The World hay còn gọi là World Islands là một quần đảo nhân tạo với khoảng 300 hòn đảo lớn nhỏ được xây dựng theo hình dáng của bản đồ thế giới. Đây là một trong số các dự án đảo nhân tạo đang được xây dựng tại Dubai. Trong đó, dự án Palm Jumeirah được xây ngay bên cạnh The World.
Lãnh đạo Dubai Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã lên ý tưởng cho dự án này và Nakheel Properties là đơn vị thi công. Tuy nhiên, tiến độ dự án đang bị chậm do khủng hoảng tài chính năm 2008.
2. Khazar Islands
Địa điểm: Azerbaijan
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 100 tỷ USD
Khazar Islands là dự án quần đảo nhân tạo cách Baku, Azerbaijan 25km về phía nam bao gồm 41 đảo nhỏ trải rộng trên 3.000 ha trên biển Caspi. Trung tâm dự án này là tháp Azerbaijan Tower, sẽ trở thành tòa nhà cao nhất thế giới khi hoàn thành. Dự án bao gồm khối văn phòng, chung cư, trường học, trung tâm mua sắm, trung tâm văn hóa, đại học, đường đua công thức 1. Dự án sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2020-2025 và có sức chứa 1 triệu dân cư.
3. Kingdom City
Địa điểm: Jeddah, Ả Rập Saudi
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 20 tỷ USD
Kingdom City là dự án được thiết kế bởi công ty Kingdom Holding Company, thuộc sở hữu của hoàng tử Al-Waleed bin Talal. Đây là khu phức hợp thương mại và dân cư gồm nhà ở, khách sạn và văn phòng. Trung tâm dự án là tháp Kingdom, dự kiến là tòa nhà cao nhất thế giới khi hoàn thành.
4. Masdar City
Địa điểm: Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 18-19 tỷ USD
Masdar City là dự án mới nhất trong số các thành phố công nghệ cao sẽ sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái chế khác. Dự án nằm cách thành phố Abu Dhabi 17km về phía đông nam. Theo kế hoạch ban đầu, thành phố này sẽ không có xe hơi mà chỉ sử dụng các phương tiện công cộng và hệ thống vận tải cá nhân siêu tốc. Tuy nhiên, kế hoạch này đang được xem xét lại. Ban đầu, thành phố này dự kiến sẽ được khánh thành vào năm 2016 nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thời gian hoàn thành bị đẩy lùi vào khoảng 2020-2025.
5. Business Bay
Địa điểm: Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 30 tỷ USD
Business Bay là quận kinh doanh trung tâm đang được xây dựng tại thành phố Dubai. Dự án bao gồm nhiều cao ốc cùng 240 tòa nhà dùng làm văn phòng và khu dân cư. Quận này trải rộng trên diện tích 5,9 triệu m2, sẽ là “thành phố” bên trong thành phố. Một số tòa nhà sẽ được xây dựng tại Business Bay bao gồm JW Marriott Marquis (cao nhất trên thế giới), Vision Tower, Churchill Residency, và Dubai Tower. Dự kiến, Business Bay hoàn thành vào năm 2015.
6. Quận kinh doanh quốc tế Songdo
Địa điểm: Seoul, Hàn Quốc
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 40 tỷ USD
Quận kinh doanh quốc tế Songdo (SIBD) là thành phố mới được xây dựng trên diện tích 600 ha. Đây là khu đất được khai hoang dọc bờ sông Incheon. SIBD sẽ bao gồm trường học, bệnh viện, nhà ở (80.000 căn hộ) và trung tâm văn hóa. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào năm 2015.
7. Dự án Tái tạo đô thị Thổ Nhĩ Kỳ
Địa điểm: Thổ Nhĩ Kỳ
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 400 tỷ USD
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng một dự án chuyển đổi đô bằng việc phá dỡ những tòa nhà cũ và xây dựng hàng triệu tòa nhà mới. Dự án này có vốn đầu tư ước tính 400 tỷ USD.
8. CityCenter
Địa điểm: Las Vegas, Mỹ
Tình trạng: Đã hoàn thành
Vốn đầu tư: 11 tỷ USD
CityCentre, thuộc sở hữu của MGM Resorts International và Dubai World, là dự án có vốn đầu tư tư nhân giá trị lớn nhất tại Mỹ được xây dựng trên diện tích 14,4 ha ở Las Vegas Strip.
Dự án bao gồm 2.400 khu chung cư, khách sạn với 4.800 phòng tại nhiều cao ốc và trung tâm mua sắm cao cấp.
9. King Abdullah Economic City
Địa điểm: Ả Rập Saudi
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 86 tỷ USD
Dự án King Abdullah Economic City (KAEC) được thành lập bởi vua Abdullah vào năm 2006. Đây là dự án hợp tác đặc biệt giữa Ả Rập Saudi và người dân của mình, nhằm tạo ra một thành phố mới có lợi cho các công ty, người dân và cả vương quốc Ả Rập. Tổng diện tích đang xây dựng là 173 km2 dọc duyên hải biển Đỏ. Dự kiến, thành phố này sẽ hoàn thành vào năm 2020, mang lại cho vương quốc này nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và nội địa.
10. Madinat al-Hareer
Địa điểm: Kuwait
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 94 tỷ USD
Madinat al-Hareer là dự án trải rộng trên diện tích 250 km2 ở Subiya, Kuwait. Cái tên Madinat al-Hareer có nghĩa là “Thành phố tơ lụa”. Dự án gồm có nhiều điểm du lịch, khách sạn, spa, công viên, trung tâm thương mại, hội nghị, thể thao và các khu vực y tế, giáo dục, công nghiệp. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong vòng 25 năm.
11. Xây dựng lại thành phố Christchurch
Địa điểm: New Zealand
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 17 tỷ USD
Sau khi thành phố này bị tàn phá bởi các trận động đất, chính phủ New Zealand quyết định xây dựng lại, dỡ bỏ một số khu dân cư cũ.
12. Palm Jumeirah
Địa điểm: Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Tình trạng: Đã hoàn thành
Vốn đầu tư: 12,3 tỷ USD
Palm Jumeirah là quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới. Dự án được thực hiện bởi công ty Nakheel thuộc sở hữu của chính quyền Dubai.
13. Yas Island
Địa điểm: Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 40 tỷ USD
Yas Island là quần đảo nhân tạo được xây dựng trên tổng diện tích 2.500 ha. Trong đó, quần đảo có 1.700 ha đất phải thu hồi để xây dựng. Dự án khởi công vào năm 2006 bởi công ty Aldar Properties với vốn đầu tư dự kiến 40 tỷ USD.
14. Gujarat International Finance Tec-City
Địa điểm: Ấn Độ
Tình trạng: Đang xây dựng
Vốn đầu tư dự kiến: 20 tỷ USD
Gujarat International Finance Tec-City hay GIFT là dự quán quận kinh doanh được xây dựng trên phần diện tích hơn 393 ha tại Gujarat. Mục đích chính của dự án này là cung cấp cơ sở hạ tầng chất lượng cao (điện, nước, ga, hệ thống làm lạnh, đường xã, viễn thông).
Công ty Gujarat Urban Development Company Limited (GUDCOL) và Infrastructure Leasing & Financial Services (IL&FS) hiện hợp tác thực hiện dự án này.
15. Putrajaya
Địa điểm: Malaysia
Tình trạng: Đã hoàn thành
Vốn đầu tư dự kiến: 8,1 tỷ USD
Thành phố này nằm gần thủ đô Kuala Lumpur, là trung tâm hành chính của Malaysia. Dự án được xây dựng nhằm chuyển một số văn phòng chính phủ của nước này sang khu mới bởi Kuala Lumpur đang quá tải. Putrajaya là ý tưởng của cựu thủ tướng Tun Dr Mahathir Mohammad. Khởi công vào năm 1995, tới năm 2005, toàn bộ văn phòng chính phủ của Malaysia đã được chuyển sang thành phố này.