Những lễ hội dã man khét tiếng nhất lịch sử nhân loại Việt Nam
Đâm trâu, chém lợn… là những lễ hội tại nhiều địa phương để lại nhiều ám ảnh nhất đối với người chứng kiến.
Ngày nay, đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc bỏ hay không bỏ nghi lễ được cho là "không còn hợp thời" này.
Xưa kia, lễ hội Chạy lợn ở Trại Diền (thôn Duyên Yết, Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội) là cuộc thi mổ lợn cấp tốc nhằm kịp khao đội quân lên đường cho trận Ngọc Hồi – Đống Đa do vua Quang Trung lãnh đạo.
Đến nay, lễ hội này được tổ chức hàng năm vào mồng 7 Tết âm lịch. Theo thông lệ, các “ông lợn” chỉ được giao cho các gia đình nền nếp, con cháu thành đạt, phương trưởng chăm nuôi. 10 ngày trước lễ hội, "ông lợn" chỉ ăn cháo gạo nếp và được tắm rửa bằng nước lá thơm hằng ngày.
Cuộc thi chạy lợn được diễn ra với sự tham gia của 3 xóm. Khi tiếng trống lệnh bắt đầu, các lực sĩ khiêng “ông lợn” chạy vào sân đình. Người chặt đầu, người cạo lông, người lấy phủ tạng, chỉ chưa đầy 2 phút, chiếc thủ lợn ngậm đuôi, gầu o, vai, mông, cùng phủ tạng đã được bày lên khay chuẩn bị dâng lễ.
Vào mồng 6 Tết Âm lịch hàng năm, người dân thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm (Tiên Du, Bắc Ninh) lại tổ chức lễ hội chém lợn tế Thánh.
Trước khi làm lễ, hai "ông lợn" được rước đi quanh làng, sau đó đặt tại sân đình. Hai thủ đao được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi sẽ ra tay chém hai chú lợn để tế Thánh.
Hai "ông lợn" nhanh chóng bị chém đứt đôi trong sự hò reo của đám đông chứng kiến. Kết thúc lễ chém lợn, dân làng và du khách thập phương thường cầm những tờ tiền lẻ chấm vào máu lợn rồi mang về đặt lên ban thờ, cầu cho một năm may mắn và sung túc.
Năm nay, ban tổ chức lễ hội quyết định chỉ chém vào cổ con vật hiến tế thay vì xẻ dọc thân.
Lễ hội đâm trâu với biểu tượng “cây nêu thần” có ý tưởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng Tây Nguyên. Tại đây, tùy theo mục đích, hoàn cảnh cụ thể và tùy theo từng sắc tộc mà lễ hội này được tổ chức trong những thời điểm, khoảng thời gian và không gian khác nhau.
Ngày đầu tiên của lễ hội đâm trâu là ngày hội dựng cột nêu, cột trâu là cọc hiến tế. Những người có uy tín trong làng được giao trách nhiệm mời bà con đến dự hội, già làng làm lễ cúng cột trâu. Người tế chủ đứng bên con trâu đọc lời khấn thần và khấn trâu trước lúc đâm trâu.
Ngày thứ hai lễ đâm trâu thực sự bắt đầu. Già làng cầm nắm gạo và nước sạch vãi vào mình trâu và đọc. Người ta dùng gươm chặt vào hai khuỷu chân con trâu, lấy lời khấn trời phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, xin tế trời một con trâu, mong trời phú cho buôn làng năm sau làm ăn được mùa. Các thanh niên đầu chít khăn đỏ, tay cầm khiên, giáo nhảy múa quanh con trâu theo nhịp cồng chiêng.
Sau nghi lễ nhảy múa, những trai làng khoẻ mạnh bắt đầu đâm trâu. Ai trong số đó đâm một nhát vào tim trâu chết thì được cả làng hò reo tán thưởng. Chiếc chiêng mẹ được úp lên mặt trâu và sau đó, người ta lấy máu trâu bôi lên cây nêu, cột đâm trâu và chiếc kèn các chàng trai đang thổi.
Cuối cùng, con trâu bị đâm sẽ được xẻ thịt chia cho các gia đình. Một phần con trâu được giữ lại để uống rượu chung tại nhà rông.
Cũng giống như Tây Nguyên, nghi lễ Đâm trâu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không cố định về thời gian. Trong bất cứ dịp lễ hội lớn nào, nghi lễ này lại được tái hiện.
Dân làng chọn một con khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống rồi đem buộc bằng dây mây vào một cột nêu. Lễ hội đâm trâu chính thức khai hội. Bên hũ rượu cần, trong tiếng chiêng trống rộn vang… dân làng hồ hởi chung vui trong ngày hội lớn của mình.
Một vị già làng được phụ trách đâm trâu. Khi con trâu chảy những giọt máu đầu tiên, vị già làng sẽ lấy để cúng tế, thể hiện sự cảm ơn với với thần linh và xua đuổi tà ma. Đặc biệt khi con trâu bị hạ gục làm lễ, bên cạnh những lễ vật tế Trời, vị chủ tế sẽ đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh đã che chở cho dân làng và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần.
Nguyễn Vũ (Tổng hợp)
Ngày nay, đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc bỏ hay không bỏ nghi lễ được cho là "không còn hợp thời" này.
Lễ hội chạy lợn tại Hà Nội
Xưa kia, lễ hội Chạy lợn ở Trại Diền (thôn Duyên Yết, Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội) là cuộc thi mổ lợn cấp tốc nhằm kịp khao đội quân lên đường cho trận Ngọc Hồi – Đống Đa do vua Quang Trung lãnh đạo.
Đến nay, lễ hội này được tổ chức hàng năm vào mồng 7 Tết âm lịch. Theo thông lệ, các “ông lợn” chỉ được giao cho các gia đình nền nếp, con cháu thành đạt, phương trưởng chăm nuôi. 10 ngày trước lễ hội, "ông lợn" chỉ ăn cháo gạo nếp và được tắm rửa bằng nước lá thơm hằng ngày.
Lợn sẽ được chặt đầu thay cho chọc tiết để kịp tiến độ. (Ảnh: TT&VH)
Cuộc thi chạy lợn được diễn ra với sự tham gia của 3 xóm. Khi tiếng trống lệnh bắt đầu, các lực sĩ khiêng “ông lợn” chạy vào sân đình. Người chặt đầu, người cạo lông, người lấy phủ tạng, chỉ chưa đầy 2 phút, chiếc thủ lợn ngậm đuôi, gầu o, vai, mông, cùng phủ tạng đã được bày lên khay chuẩn bị dâng lễ.
Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh
Vào mồng 6 Tết Âm lịch hàng năm, người dân thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm (Tiên Du, Bắc Ninh) lại tổ chức lễ hội chém lợn tế Thánh.
Trước khi làm lễ, hai "ông lợn" được rước đi quanh làng, sau đó đặt tại sân đình. Hai thủ đao được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi sẽ ra tay chém hai chú lợn để tế Thánh.
Hai "ông lợn" nhanh chóng bị chém đứt đôi trong sự hò reo của đám đông chứng kiến. Kết thúc lễ chém lợn, dân làng và du khách thập phương thường cầm những tờ tiền lẻ chấm vào máu lợn rồi mang về đặt lên ban thờ, cầu cho một năm may mắn và sung túc.
Năm nay, ban tổ chức lễ hội quyết định chỉ chém vào cổ con vật hiến tế thay vì xẻ dọc thân.
Đâm trâu Tây Nguyên
Lễ hội đâm trâu với biểu tượng “cây nêu thần” có ý tưởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng Tây Nguyên. Tại đây, tùy theo mục đích, hoàn cảnh cụ thể và tùy theo từng sắc tộc mà lễ hội này được tổ chức trong những thời điểm, khoảng thời gian và không gian khác nhau.
Ngày đầu tiên của lễ hội đâm trâu là ngày hội dựng cột nêu, cột trâu là cọc hiến tế. Những người có uy tín trong làng được giao trách nhiệm mời bà con đến dự hội, già làng làm lễ cúng cột trâu. Người tế chủ đứng bên con trâu đọc lời khấn thần và khấn trâu trước lúc đâm trâu.
Khi có người đâm một nhát vào tim trâu thì cả làng hò reo tán thưởng.
Ngày thứ hai lễ đâm trâu thực sự bắt đầu. Già làng cầm nắm gạo và nước sạch vãi vào mình trâu và đọc. Người ta dùng gươm chặt vào hai khuỷu chân con trâu, lấy lời khấn trời phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, xin tế trời một con trâu, mong trời phú cho buôn làng năm sau làm ăn được mùa. Các thanh niên đầu chít khăn đỏ, tay cầm khiên, giáo nhảy múa quanh con trâu theo nhịp cồng chiêng.
Sau nghi lễ nhảy múa, những trai làng khoẻ mạnh bắt đầu đâm trâu. Ai trong số đó đâm một nhát vào tim trâu chết thì được cả làng hò reo tán thưởng. Chiếc chiêng mẹ được úp lên mặt trâu và sau đó, người ta lấy máu trâu bôi lên cây nêu, cột đâm trâu và chiếc kèn các chàng trai đang thổi.
Cuối cùng, con trâu bị đâm sẽ được xẻ thịt chia cho các gia đình. Một phần con trâu được giữ lại để uống rượu chung tại nhà rông.
Nghi lễ Đâm trâu ở các lễ hội Thừa Thiên Huế
Cũng giống như Tây Nguyên, nghi lễ Đâm trâu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không cố định về thời gian. Trong bất cứ dịp lễ hội lớn nào, nghi lễ này lại được tái hiện.
Dân làng chọn một con khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống rồi đem buộc bằng dây mây vào một cột nêu. Lễ hội đâm trâu chính thức khai hội. Bên hũ rượu cần, trong tiếng chiêng trống rộn vang… dân làng hồ hởi chung vui trong ngày hội lớn của mình.
Trâu sẽ được tắm rửa sạch sẽ trước khi đâm. (Ảnh: TT&VH)
Một vị già làng được phụ trách đâm trâu. Khi con trâu chảy những giọt máu đầu tiên, vị già làng sẽ lấy để cúng tế, thể hiện sự cảm ơn với với thần linh và xua đuổi tà ma. Đặc biệt khi con trâu bị hạ gục làm lễ, bên cạnh những lễ vật tế Trời, vị chủ tế sẽ đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh đã che chở cho dân làng và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần.
Nguyễn Vũ (Tổng hợp)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét