10 phong tục kỳ dị nhất thế giới
Cắt cụt ngón tay hay ném trẻ con để cầu may,... là những phong tục quái đản trên thế giới mà chỉ mới nghe đến thôi, chúng ta cũng cảm thấy rùng mình.
1. Tự đánh mình đến chảy máu
Nghi lễ này là một phần quan trọng của người Hồi giáo dòng Shiite, diễn ra vào Muharram, tháng đầu tiên theo lịch Hồi giáo. Sự kiện để tưởng niệm cuộc chiến đấu ở thành phố Karbala khi Imam Hussein ibn Ali, cháu trai của nhà tiên tri Hazrat Muhammad, bị lực lượng của vua Yazid I giết chết. Đỉnh điểm của buổi lễ rơi vào ngày thứ mười, còn được gọi là Ashura- ngày quan trọng nhất trong lịch Shiite.
Vào dịp này, những người tham gia nghi lễ thường tự quất mình bằng dây xích gắn lưỡi dao và để máu chảy trên lưng, đầu. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi tại nhiều quốc gia như Iran, Bahrain, India, Lebanon, Iraq và Pakistan đều tham gia nghi lễ đáng sợ này.
2. Ném trẻ con từ độ cao trên 15m (Ấn Độ)
Hàng năm, nghi lễ kỳ quặc này diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 12 và thu hút sự tham gia của hàng trăm người. Những đứa trẻ khóc thét sẽ được ném xuống một tấm chăn bên dưới từ độ cao 15 m. Sau đó, chúng sẽ được truyền qua đám đông và đến tay bố mẹ. Theo quan niệm, nghi lễ có từ cách đây khoảng 500 năm này sẽ giúp các em bé khỏe mạnh và mang lại thịnh vượng, may mắn cho cả gia đình.
3. Cắt cụt ngón tay
Nghi lễ này là của người Dani, một bộ tộc sinh sống tại các khu vực đất đai màu mỡ ở thung lũng Baliem, Tây Papua, New Guinea. Người Dani sẽ cắt cụt ngón tay của họ để bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trong lễ tang người thân hoặc bày tỏ tình yêu đối với người mà họ vô cùng yêu mến. Khi một người trong bộ tộc qua đời, người thân của của người xấu số như vợ hoặc chồng sẽ cắt cụt ngón tay và chôn chúng cùng với thi thể người quá cố. Ngón tay đại diện cho cơ thể và linh hồn sẽ luôn đi theo người chết. Ngoài việc cắt cụt ngón tay, họ còn bôi tro hoặc đất sét lên mặt để bày tỏ nỗi buồn trước sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu.
4. Khiêu vũ cùng xác chết (Famadihana)
Fimadihana (Khiêu vũ cùng xác chết) là một nghi thức kỳ lạ của người Malagasy ở Madagascar. Nghi lễ được tổ chức đều đặn 7 năm một lần nhằm tưởng nhớ người đã khuất và thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Theo đó, những phần còn lại của người đã khuất sẽ được đào lên và khoác “quần áo mới” rồi cùng nhảy múa hân hoan cùng những người thân trong gia đình quanh khu mộ. Cuối cùng, thi thể được đem đi chôn cất lại sau khi được đưa đi khắp làng.
5. Cấm tắm suốt 3 ngày sau hôn lễ (Indonesia)
Lễ cưới ở cộng đồng người Tidong (Indonesia) có truyền thống thực sự đặc biệt. Chú rể sẽ không được phép nhìn mặt cô dâu cho tới khi anh ta hát những bài hát mà cô dâu thích. Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất trong đám cưới của người Tidong là cô dâu và chú rể không được phép tắm trong ba ngày ba đêm sau hôn lễ.
Họ quan niệm rằng nếu không thực hiện đúng nghi thức, những điều xấu sẽ xảy ra như hôn nhân tan vỡ, vợ chồng không chung thủy, con cái đoản mệnh. Sau ba ngày, họ sẽ được tắm và trở về cuộc sống bình thường.
6. Tục mài răng
Đây là một trong những nghi thức tôn giáo lớn nhất của người theo đạo Hindu. Tại Bali, răng thường được mài nhẵn vì người dân ở đây coi răng đại diện cho sự tức giận, ghen tuông, và cảm xúc tiêu cực tương tự khác. Răng cũng được mài nhọn như nghi thức đối với thanh thiếu niên.
Nghi thức này dành cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời phải được thực hiện trước khi kết hôn hoặc tiến hành trong lễ cưới.
7. Ăn tro cốt người chết
Đối với bộ tộc Yanomami (ở Brazil và Venezuela), việc an táng người chết rất quan trọng. Họ muốn đảm bảo rằng linh hồn người chết sẽ được thanh thản.
Nghi thức tang lễ của người Yanomami được chia làm ba nghi lễ và diễn ra ngay tại vị trí đống lửa đặt người quá cố trên giàn thiêu. Nghi lễ đầu tiên người Yanomami thể hiện sự tức giận đến tột cùng đối với người chết. Nghi lễ tiếp theo là sự tiếc thương, đau buồn khóc lóc. Nghi lễ cuối cùng là hỏa táng người quá cố. Họ không chôn người chết, bởi cho rằng nếu làm vậy có nghĩa là bộ tộc đã từ bỏ một người con và sự chôn cất chỉ là sự phân hủy xác thịt, chứ không phải giải phóng linh hồn. Phần tro cốt của người chết sẽ được trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là món chuối nấu. Đây là món chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố.
8. Nghi lễ trưởng thành: cho kiến đốt tay
Đối với tộc người Satere- Mawe ở rừng rậm Amazon, để trở thành một người đàn ông trưởng thành đích thực thì nhất định phải trải qua nghi lễ này. Để chuẩn bị cho nghi lễ, các trưởng lão trong bộ lạc sẽ đi bắt kiến đạn trong rừng, một trong những loài đốt đau nhất thế giới.
Những con kiến này bị đánh thuốc mê và đặt vào chiếc găng tay đặc biệt làm từ lá cây. Khi thuốc mê hết tác dụng, chúng trở nên kích động, hung dữ và đốt bất kỳ ai nó gặp. Đó là thời điểm các chàng trai Satere-Mawe cho tay vào 2 chiếc găng đầy kiến, để cho chúng đốt trong 10 phút với cảm giác như đang đặt tay trên lửa. Trong lúc đó, họ sẽ nhảy múa để quên đi cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, các chàng trai của bộ tộc này phải chịu trải qua 20 lần như vậy mới có thể được công nhận đã trưởng thành.
Những con kiến này bị đánh thuốc mê và đặt vào chiếc găng tay đặc biệt làm từ lá cây. Khi thuốc mê hết tác dụng, chúng trở nên kích động, hung dữ và đốt bất kỳ ai nó gặp. Đó là thời điểm các chàng trai Satere-Mawe cho tay vào 2 chiếc găng đầy kiến, để cho chúng đốt trong 10 phút với cảm giác như đang đặt tay trên lửa. Trong lúc đó, họ sẽ nhảy múa để quên đi cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, các chàng trai của bộ tộc này phải chịu trải qua 20 lần như vậy mới có thể được công nhận đã trưởng thành.
9. Lễ hội ném cà chua (Tây Ban Nha)
Lễ hội ném cà chua được tổ chức hàng năm vào ngày thứ tư cuối cùng của tháng 8 tại quảng trường Plaza del Pueblo và ngôi làng Bunol, thành phố Valencia. Có nhiều giả thuyết về lễ hội này. Nguồn gốc của Tomatina vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng nó bắt đầu vào năm 1940, dưới thời kỳ đầu chế độ độc tài của tướng Francisco Franco.
10. Lễ hội hành xác Thaipusam
Lễ hội của những người theo đạo Hindu này được tổ chức thường niên để kỷ niệm chiến thắng của thần Murugan trước những thế lực ma quỷ. Để giành được chiến thắng, Murugan đã sử dụng cây thương của mẹ mình là Mariamman hay thần Parvati. Vì vậy, cây thương này trở thành biểu tượng của buổi lễ. Trong lễ hội, những người tham gia sẽ dùng nhiều que nhọn xiên khắp cơ thể, bao gồm cả lưỡi. Qua thời gian, những nghi thức này trở nên ngày càng rùng rợn hơn, đầy màu sắc hơn với những cây xiên lớn được xiên qua ngực và mặt các tín đồ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét