Chồng qua đời, vợ không được tắm gội 3 năm
Tục lệ này bắt buộc người bạn đời còn sống trong suốt thời gian làm ma chay đến lễ bỏ mả không được tắm gội, không được mặc đồ sạch đẹp, không được cắt tóc, chải đầu...
Vùng Tây Nguyên nói chung, phố núi Gia Lai nói riêng tuy ngày càng hiện đại, nhưng ẩn sâu bên trong vẫn còn những hủ tục kỳ lạ. Ở làng làng Chuêt (P.Thắng Lợi, TP.Pleiku, Gia Lai) người J’rai thể hiện sự tiếc thương người bạn đời đã khuất bằng tục “hoăm nơi” (kiêng tắm).
Đối với người J’rai ở làng Chuêt, bên cạnh việc đau buồn, khóc thương người đã khuất, thì theo luật tục thì họ còn phải phơi bày nỗi đau ra bên ngoài cơ thể để mọi người nhìn thấy và cảm nhận được. Theo lý giải của các già làng, đây chính là biện pháp hữu hiệu để ngăn người còn lại đi bước nữa khi chưa tổ chức lễ bỏ mả theo phong tục.
Tục lệ kỳ lạ
Chúng tôi về thăm Plei Chuêt, một ngôi làng của người J’Rai nằm ở ngoại ô Pleiku. Dù khoảng cách từ làng đến trung tâm TP không xa, nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét đặc trưng của dân tộc vùng cao, trong đó có tục “kiêng tắm”.
Để tìm hiểu rõ về phong tục này, chúng tôi tìm gặp già làng Rah Lan Tút, đã ngoài 70 tuổi. Già làng cho biết vợ (chồng) người J’rai sống luôn trọn tình nghĩa, ngay cả khi 1 trong 2 người khuất núi. Người còn sống phải chăm lo chu tất cơm nước cho người đã khuất trong thời gian dài, có thể là 1 năm, hoặc 3 năm, tùy vào điều kiện của mỗi người, xem họ như vẫn còn tồn tại cho đến khi làm lễ bỏ mả.
Đây là một “án tục” buộc người còn lại phải thực thi, bởi theo quan niệm của người J’rai, khi chưa làm lễ bỏ mả thì phần hồn của người đã khuất vẫn còn trên dương gian, vẫn quấn quýt bên căn nhà và những người thân yêu.
Tục lệ này bắt buộc người còn sống trong suốt thời gian làm ma chay đến lễ bỏ mả không được tắm gội, không được mặc đồ sạch đẹp, không được cắt tóc, chải đầu… Ngoài ra phải tự lấy cật nứa cứa vào cơ thể mình cho đến khi chảy máu. Có như thế thì mới được xem là cùng cam chịu đau đớn với người đã khuất.
Không những phải tự biến mình thành một người bẩn thỉu, hôi hám, người còn lại phải sống âm thầm, lặng lẽ, không được nói chuyện nhiều với người khác. Đặc biệt là không được nhìn, đi chung, ghé thăm nhà hay nói chuyện với bất kỳ người khác phái nào trong làng.
Chính vì đây là phong tục truyền thống, bắt buột nên việc thực thi rất nghiêm túc, bên cạnh đó "công tác" giám sát của làng cũng được thực hiện nghiêm ngặt. Già làng Rah Lan Tút cho biết: “Nếu ai không làm theo tục lệ thì sẽ bị làng khép tội, bị cười chê, mỉa mai và bị phạt rất nặng”.
Án phạt không giống ai
Phong tục của làng kỳ lạ nên việc xử phạt cũng hết sức ly kỳ. Kể lại câu chuyện xảy ra cách đây đã hơn chục năm, song già làng Rah Lan Tút vẫn không khỏi rùng mình: “Chồng bà H’Blách chết, nhưng chưa đến lễ bỏ mả mà người làng phát hiện bà đi chung và nói chuyện thân mật với một người đàn ông trong làng.
Ngay lập tức, anh em dòng họ bên chồng kéo đến đánh bà H’Blách một trận thừa sống thiếu chết. Đánh xong, họ mang bà đi bêu rếu khắp làng để hạ nhục. Chưa hết, góa phụ này còn phải chịu phạt vạ là mua một con heo to, rượu để cúng Yàng nhằm tạ lỗi và đãi làng ăn nhậu”.
Theo Trường Nguyên - Nam Trung
Vùng Tây Nguyên nói chung, phố núi Gia Lai nói riêng tuy ngày càng hiện đại, nhưng ẩn sâu bên trong vẫn còn những hủ tục kỳ lạ. Ở làng làng Chuêt (P.Thắng Lợi, TP.Pleiku, Gia Lai) người J’rai thể hiện sự tiếc thương người bạn đời đã khuất bằng tục “hoăm nơi” (kiêng tắm).
Đối với người J’rai ở làng Chuêt, bên cạnh việc đau buồn, khóc thương người đã khuất, thì theo luật tục thì họ còn phải phơi bày nỗi đau ra bên ngoài cơ thể để mọi người nhìn thấy và cảm nhận được. Theo lý giải của các già làng, đây chính là biện pháp hữu hiệu để ngăn người còn lại đi bước nữa khi chưa tổ chức lễ bỏ mả theo phong tục.
Tục lệ kỳ lạ
Chúng tôi về thăm Plei Chuêt, một ngôi làng của người J’Rai nằm ở ngoại ô Pleiku. Dù khoảng cách từ làng đến trung tâm TP không xa, nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét đặc trưng của dân tộc vùng cao, trong đó có tục “kiêng tắm”.
Để tìm hiểu rõ về phong tục này, chúng tôi tìm gặp già làng Rah Lan Tút, đã ngoài 70 tuổi. Già làng cho biết vợ (chồng) người J’rai sống luôn trọn tình nghĩa, ngay cả khi 1 trong 2 người khuất núi. Người còn sống phải chăm lo chu tất cơm nước cho người đã khuất trong thời gian dài, có thể là 1 năm, hoặc 3 năm, tùy vào điều kiện của mỗi người, xem họ như vẫn còn tồn tại cho đến khi làm lễ bỏ mả.
Đây là một “án tục” buộc người còn lại phải thực thi, bởi theo quan niệm của người J’rai, khi chưa làm lễ bỏ mả thì phần hồn của người đã khuất vẫn còn trên dương gian, vẫn quấn quýt bên căn nhà và những người thân yêu.
Tục lệ này bắt buộc người còn sống trong suốt thời gian làm ma chay đến lễ bỏ mả không được tắm gội, không được mặc đồ sạch đẹp, không được cắt tóc, chải đầu… Ngoài ra phải tự lấy cật nứa cứa vào cơ thể mình cho đến khi chảy máu. Có như thế thì mới được xem là cùng cam chịu đau đớn với người đã khuất.
Không những phải tự biến mình thành một người bẩn thỉu, hôi hám, người còn lại phải sống âm thầm, lặng lẽ, không được nói chuyện nhiều với người khác. Đặc biệt là không được nhìn, đi chung, ghé thăm nhà hay nói chuyện với bất kỳ người khác phái nào trong làng.
Chính vì đây là phong tục truyền thống, bắt buột nên việc thực thi rất nghiêm túc, bên cạnh đó "công tác" giám sát của làng cũng được thực hiện nghiêm ngặt. Già làng Rah Lan Tút cho biết: “Nếu ai không làm theo tục lệ thì sẽ bị làng khép tội, bị cười chê, mỉa mai và bị phạt rất nặng”.
Án phạt không giống ai
Phong tục của làng kỳ lạ nên việc xử phạt cũng hết sức ly kỳ. Kể lại câu chuyện xảy ra cách đây đã hơn chục năm, song già làng Rah Lan Tút vẫn không khỏi rùng mình: “Chồng bà H’Blách chết, nhưng chưa đến lễ bỏ mả mà người làng phát hiện bà đi chung và nói chuyện thân mật với một người đàn ông trong làng.
Ngay lập tức, anh em dòng họ bên chồng kéo đến đánh bà H’Blách một trận thừa sống thiếu chết. Đánh xong, họ mang bà đi bêu rếu khắp làng để hạ nhục. Chưa hết, góa phụ này còn phải chịu phạt vạ là mua một con heo to, rượu để cúng Yàng nhằm tạ lỗi và đãi làng ăn nhậu”.
Một góc làng Chuêt.
Chính vì luật lệ khắt khe như vậy nên ai trong làng cũng đều nghiêm túc chấp hành, không dám sai phạm. Tuy nhiên, theo già làng Rah Lan Tút, tuy khắt khe là vậy nhưng không phải là không có cách gỡ. Nếu người đang trong giai đoạn “kiêng tắm” sống có đạo đức, được làng thừa nhận thì có cơ hội được gột rửa lớp bụi trần trên người với điều kiện tục “nối dây” diễn ra. Nghĩa là người đang chịu tang phải được chị em gái (hoặc anh em trai) của vợ (chồng) thương, bỏ công sức ra tắm gội cho. Lúc này án tục sẽ lập tức kết thúc, người chồng (vợ) còn sống sẽ được lấy chị em gái (anh em trai) của người quá cố nhằm bảo toàn tài sản.
Người thực thi án “kiêng tắm” hoàn thành đầy đủ yêu cầu cho đến ngày bỏ mả thì chuẩn bị heo, bò, rượu ghè để cả làng ăn nhậu thì làng sẽ tiến hành làm lễ bỏ mả. Buổi lễ này có ý nghĩa cắt đứt mọi ràng buộc với người đã khuất. Sau đó, dân làng sẽ vẩy nước hoặc dẫn ra bờ suối để tiến hành lễ... giải phóng. Sau nghi thức này, người phụ nữ có thể tự do đi bắt cho mình một tấm chồng khác, người nam cũng có thể tái hôn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét