Nghi Lễ Quốc tang Đại tướng có radio
Lúc 17h20 tại Hà Nội, dòng người vẫn nối dài, xếp hàng vào khu vực chờ đợi viếng Đại tướng.
Nghe chương trình Quốc tang Đại tướng tại đây
Nhiều người vượt hàng trăm cây số, và nói sẽ không bỏ cuộc, thậm chí chờ đến tận sáng mai, mong được nhìn thấy Đại tướng lần cuối.
Lúc 17h05 tại Quảng Bình, tại khu nhà tưởng niệm Đại tướng tại quê nhà ở làng An Xá, Lệ Thuỷ vẫn có rất đông bà con tới viếng Đại tướng.
Đông đảo bà con trong khu vực tới khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp để kính viếng. |
Ngay từ đoạn từ Quốc lộ 1 rẽ vào làng An Xá đã có rất nhiều lực lượng làm nhiệm vụ hướng dẫn cho bà con có thể dễ dàng tìm được khu vực nhà Đại tướng. Trên con đường dẫn vào nhà, nhiều học sinh mặc áo có in hình Đại tướng đứng nghiêm trang.
Học sinh tại Lệ Thuỷ mặc áo in hình tưởng niệm Đại tướng. |
Lúc 17h tại TP HCM: Có hơn 550 đoàn đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại hội trường Thống Nhất, TP HCM.
Hội trường Thống Nhất sẽ tiếp tục mở cửa đón nhân dân đến viếng Đại tướng đến 21 giờ đêm nay. Ban tổ chức cho biết: Sau 21 giờ, nếu người dân thành phố vẫn đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hội Trường Thống Nhất sẽ tiếp tục mở cửa phục vụ nhân dân.
Ngày mai, đúng 7h, lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được cử hành trọng thể tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều người đã chuẩn bị sẵn vòng hoa và di ảnh của Đại tướng, ánh mắt mong ngóng được vào thắp nén tâm nhang cho người “Anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong dòng người đông đúc này, ngoài người dân thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều người đến từ các tỉnh, thành lân cận, đã dậy từ sáng sớm, vượt chặng đường dài để cho kịp lễ viếng hôm nay.
Bà Võ Thị Hữu, một người dân ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai xúc động nói: “Đoàn chúng tôi xuất phát từ Đồng Nai lúc 5 giờ đến đây để viếng Bác Giáp. Tôi thấy các đoàn đến đây đều rất xúc động”.
Trong không khí trang nghiêm và tiếng nhạc Hồn tử sĩ, tuần tự, từng đoàn người kính cẩn nghiêng mình trước di ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nhiều người không thể cầm được nước mắt khi nhìn di ảnh vị tướng huyền thoại của dân tộc với đôi mắt sáng, gương mặt phúc hậu và phong thái ung dung.
Sau khi viếng, nhiều người lặng lẽ xếp hàng chờ đợi để được ghi vào sổ tang những dòng cảm tưởng, gửi tới Đại tướng những tình cảm yêu mến, nể phục và hơn hết, đó là niềm tiếc thương vô hạn khi trái tim lớn đã ngừng đập.
Những cuốn sổ tang ngày càng dày thêm với những nét chữ chan chứa nghĩa tình, là những lời nhắn gửi của hàng triệu đồng bào miền Nam tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
"Bác sẽ mãi mãi trong trái tim người dân Việt Nam", “Thế hệ trẻ chúng cháu sẽ không bao giờ quên ơn Bác”; “Người là bất tử trong lòng chúng con”.… là những dòng chữ được viết ra từ tận đáy lòng.
Thượng tọa Thích Tắc Huê, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói: “Thời gian đi học, tôi đọc nhiều sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với tư cách cá nhân, tôi tự hào rằng dân tộc Việt Nam có một anh hùng đã được thế giới công nhận về tài năng. Trong cả cuộc đời của mình, ông đem hết sức mình phụng sự đất nước và nhân dân. Đây là một tấm gương sáng và chúng tôi kính cẩn cúi đầu tỏ lòng tri ân Người”.
Hòa trong dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiều nay còn có nhiều du khách quốc tế. Biết được thông tin về Quốc tang qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều du khách rất xúc động trước tình cảm của người dân Việt Nam dành cho Đại tướng.
Tình cảm của các đoàn ngoại giao và du khách quốc tế trong lễ viếng hôm nay một lần nữa thể hiện sự ngưỡng mộ của bạn bè năm châu dành cho vị tướng của nhân dân.
Ông Simon Stauber, một du khách đến từ Thụy Sĩ nói: “Tôi đã nghe nhiều về chiến công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những bài học lịch sử về chiến lược chiến đấu cũng như quan điểm của ông về chiến tranh, rất đáng khâm phục. Đó là lý do tôi đến đây viếng. Tôi cảm nhận được không khí trang trọng và thấy mình có sự kết nối với người dân Việt Nam khi đứng đây”.
Tại Cao Bằng, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem là quê hương thứ 2, cũng đã lập bàn thờ Đại tướng tại khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo ở xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Trên bàn thờ Đại tướng có những bông hoa cúc vàng, mộc mạc đơn sơ nhưng thắm đượm tình cảm của bà con các dân tộc nơi đây dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bà con dâng cơm lam lên bàn thờ Đại tướng |
Cùng với chính quyền địa phương, nhân dân đã tự nguyện tham gia nhiều công việc để chuẩn bị cho Lễ quốc tang của Đại tướng.
Tại Trung Quốc, trong buổi chiều nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại biện lâm thời Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Trung Quốc Hoàng Ngọc Vinh cùng toàn thể cán bộ nhân viên đại sứ quán, các cơ quan đại diện, bà con Việt Kiều và lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh đã đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cán bộ nhân viên Đại sứ quán, bà con Việt kiều và các lưu học sinh kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ Đại tướng |
Cán bộ nhân viên Đại sứ quán, bà con Việt kiều và các lưu học sinh kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bày tỏ lòng tiếng thương vô hạn đối với Đại tướng- người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Bà Vũ Thị Nhân đưa các con tới viếng Đại tướng |
Bà Vũ Thị Nhân, một trong số ít Việt kiều đang sinh sống tại Bắc Kinh cho biết, mặc dù đã gần 90 tuổi, sức khỏe yếu và đường sá xa xôi, nhưng khi biết tin Đại sứ quán tổ chức lễ viếng, bà cùng các con mình đến thắp nén nhang tưởng nhớ Đại tướng.
Ông Hoàng Ngọc Vinh cho biết, do trùng với ngày nghỉ cuối tuần, nên sổ tang sẽ được mở đến ngày 14/10 để bạn bè Trung Quốc và ngoại giao đoàn tại Bắc Kinh đến viếng và chia buồn với nhân dân Việt Nam.
Lúc 16h30, tại Hà Nội: Lúc này dòng người phía ngoài nhà tang lễ xếp hàng chờ đến lượt viếng Đại tướng vẫn rất đông, kéo dài từ Nhà tang lễ Quốc gia đến cây xăng Trần Hưng Đạo.
Những cụ già đã ngoài 70 vẫn kiên nhẫn đội nắng xếp hàng để được tiễn biệt Đại tướng |
Nghe tin lễ viếng sẽ được kéo dài xuyên đêm, cụ Nguyễn Kim Ngân (76 tuổi, Đống Đa- Hà Nội) cũng như nhiều người chia sẻ: “Thật quá tốt bởi có hàng nghìn người dân mong chờ được tiễn biệt cụ Giáp, nhiều người ở xa đến đây cũng chỉ mong gặp Đại tướng lần cuối. Ban tổ chức mở cửa xuyên đêm sẽ vất vả hơn nhưng cũng đáp ứng phần nào mong mỏi của người dân cả nước. Đến đây, chờ đến sáng để viếng Đại tướng, tôi cũng vẫn chờ”.
Lúc 16h00 tại Hà Nội, tại khu vực nhà tang lễ Quốc gia, dưới cái nắng như đổ lửa, hàng nghìn người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt vào viếng.
Hàng người dài hàng cây số ngay ngắn di chuyển về phía Nhà tang lễ, nơi linh cữu vị Đại tướng vĩ đại trong lòng họ.
Bác Nguyễn Ngọc Cơ |
Xếp hàng trong dòng người đến viếng Đại tướng chiều nay, bác Nguyễn Ngọc Cơ (Cầu Giấy, Hà Nội) mang theo tập thơ bác tự sáng tác trong nhiều năm nay về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác Cơ là Việt kiều Lào, từng là chiến sỹ tình nguyện Việt Nam ở Lào, bác đã có cơ hội được gặp gỡ và làm việc cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần.
Bác Cơ chia sẻ: "Đại tướng là một vị tướng tài ba, lỗi lạc nhưng lại có phong cách sống giản dị, khiêm nhường. Tập thơ mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm gần 100 bài thơ do tôi tự viết, trong đó, bài cuối cùng tôi viết vào đêm mùng 4/10, khi nghe tin Đại tướng mất. Đây là tấm lòng thành kính, đầy tâm huyết mà tôi kính dâng lên Đại tướng- người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, toàn dân khâm phục, mến mộ".
Ông Sean Reig (46 tuổi, người Australia) xếp hàng và cầm theo di ảnh Đại tướng: “Tôi đã sống ở Việt Nam 15 năm. Lần này trở lại Việt Nam, tôi ở lại khoảng 1 tháng. Khi biết tin buồn này, tôi đã đến đây để bày tỏ lòng thương tiếc.
Tôi biết Đại tướng từ rất lâu rồi, tôi đọc rất nhiều sách về ông. Hơn 20 năm trước, tôi từng đến thăm nhà Đại tướng ở Quảng Bình. Trong mắt tôi, Đại tướng là một vị Đại anh hùng, đó là lý do vì sao hôm nay, tôi đến đây để xếp hàng vào viếng Đại tướng, để thể hiện sự kính trọng của mình với ông. Tối nay, tôi sẽ đi tàu về Quảng Bình để viếng Đại tướng”.
Ông Sean Reid 46 tuổi, người Australia xếp hàng viếng Đại tướng. Trong mắt ông, Đại tướng thực sự là một vị Anh hùng. |
Cũng trong chiều nay, đông đảo các đoàn đại biểu tiếp tục vào viếng Đại tướng tại Nhà tang lễ Quốc gia. Dòng người chờ được vào viếng Đại tướng ngày một nối dài. Trong dòng người đi viếng Đại tướng, thỉnh thoảng lại có tiếng nấc nghẹn...
Đoàn VOV do Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến làm trưởng đoàn đến viếng Đại tướng |
Đoàn đại biểu Văn phòng Chính phủ viếng Đại tướng |
Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương viếng Đại tướng |
Đoàn đại biểu Bộ Y tế viếng Đại tướng. |
Theo thông báo mới nhất của Ban tổ chức Lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Do số lượng người dân từ nhiều địa phương về Hà Nội viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ tại số 5 Trần Thánh Tông quá đông, Ban tổ chức quyết định sẽ mở cửa đón người dân đến viếng Đại tướng suốt đêm, từ chiều 12/10 đến 6h ngày 13/10, thay vì kết thúc vào 21h giờ như dự kiến ban đầu.
Dòng người viếng Đại tướng ngày càng nối dài |
Tại tỉnh Quảng Bình: Huyện uỷ, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình cũng long trọng tổ chức Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà.
Địa điểm tổ chức Lễ viếng ngay tại ngôi nhà nhỏ của gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Con đường từ trung tâm huyện về làng An Xá nối tiếp nhau những đoàn người từ khắp nơi trong cả nước đổ về.
Đoàn Cựu chiến binh viếng Đại tướng tại quê nhà |
Ông Phạm Hữu Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thuỷ cho biết: "Cho đến trưa nay, đã có hơn 2.000 đoàn của các địa phương, tổ chức, đoàn thể đến viếng Đại tướng. Có những đoàn học sinh nhỏ tuổi cách đây hơn 50km, có những đoàn từ các tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên, Nghệ An… vào để thắp hương và viếng Đại tướng. Có thể nói, đây là nỗi đau mất mát của cán bộ và nhân dân cả nước nói chung, không chỉ riêng của bà con nhân dân Lệ Thuỷ".
Người dân khắp nơi về An Xá viếng Đại tướng |
Một nhóm hội viên phụ nữ huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang sau khi đến tưởng niệm tại nhà riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở thủ đô Hà Nội đã cử chị Vũ Kim Phong và Lê Thị Hà, đại diện cho nhóm vào tận quê nhà Đại tướng. Hai chị đã đi xe máy từ Hà Nội vào tận làng An Xá từ tối qua, cùng với con cháu trong gia đình Đại tướng tất bật chuẩn bị cho lễ viếng sáng nay.
Từ các cụ già, cựu chiến binh từng vào sinh ra tử đến các em nhỏ xếp hàng, lần lượt thành kính thắp nén hương thơm lên bàn thờ Đại tướng, ngay tại căn nhà nhỏ ông từng sinh ra và lớn lên mà lòng trào dâng xúc động.
Nghe chương trình Quốc tang Đại tướng tại đây
Tại Mỹ, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã diễn ra trang trọng tại Đại sứ quán Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường thay mặt toàn bộ nhân viên Đại sứ quán thắp nén nhang đầu tiên thành kính tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nêu bật công lao của ông trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong công cuộc tái thiết đất nước.
Đại diện Quốc hội và Chính phủ Mỹ, cơ quan ngoại giao các nước và cộng đồng người Việt đang sinh sống, làm việc tại Hoa Kỳ đã có mặt tại Đại sứ quán Việt Nam cùng tham dự lễ tưởng niệm Đại tướng.
Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ |
Thay mặt Chính phủ Mỹ, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Scott Marciel gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong sổ tang Đại tướng, ông Marciel viết: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người và một nhà lãnh đạo quan trọng đối với nhân dân Việt Nam. Dù từng là đối thủ của Hoa Kỳ nhưng ông đã lên tiếng ủng hộ hoà giải và cải thiện quan hệ Việt-Mỹ".
Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ viếng Đại tướng |
Một trong những đại diện Quốc hội Mỹ có mặt sớm nhất tại lễ viếng là Thượng nghị sỹ Tom Harkin, người đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội vào năm 1995. Ông chia sẻ về cuộc gặp Tướng Giáp trong 2 giờ đồng hồ và khẳng định “Tướng Giáp đã để lại rất nhiều bài học cho tất cả mọi người, nhất là những người đang đấu tranh cho độc lập, tự chủ và phẩm giá. Tôi nghĩ rằng đó là di sản mà tướng Giáp đã để lại”.
Hạ nghị sĩ Faleomavaega tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Ông David Schwartzman, một người dân Washington DC đã tỏ lòng kính trọng đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những dòng chữ để lại trong sổ tang: "Tướng Giáp là một anh hùng của toàn nhân loại về sự lãnh đạo của ông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và chống chủ nghĩa đế quốc".
Một Việt kiều kính cẩn quỳ trước Di ảnh Đại tướng |
Chị Võ Thị Thanh Tuyền, một Việt kiều sống tại bang Virginia bày tỏ: “Cũng như bao người Việt Nam, tôi rất bàng hoàng khi nghe tin Đại tướng mất. Với tôi Đại tướng sẽ sống mãi vì ông là một vĩ nhân. Ông là một hình ảnh, một lý tưởng để chúng tôi noi theo”.
Lúc 14h00, tại Hà Nội, khu vực nhà tang lễ Quốc gia, dòng người chờ được vào viếng Đại tướng ngày một nối dài. Trong dòng người đi viếng Đại tướng, thỉnh thoảng lại có tiếng nấc nghẹn...
Nhiều người không nén nổi xúc động đã rơi những giọt nước mắt nghẹn ngào |
Người đàn ông không nén nổi xúc động, đôi mắt đỏ hoe |
Cùng với các hoạt động tổ chức lễ viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia và nhiều địa điểm khác trên cả nước, những người dân Việt Nam dù không có đủ điều kiện để đi viếng Đại tướng, cũng bằng cách này hay cách khác, để hướng lòng mình về người Anh hùng vĩ đại của dân tộc.
Bà Nguyễn Thị Xuân thắp nén tâm hương tưởng nhớ Đại tướng |
Bà Nguyễn Thị Xuân (73 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết, bà đã chuẩn bị một đĩa hoa quả bày tất cả lên bàn thờ. “Tôi đã 73 tuổi, đi lại khó khăn, không thể đến tận nơi viếng Đại tướng như những người khác, nên tôi đành ở nhà, thành tâm kính viếng đến Đại tướng bằng một nén hương, mong ở bên kia, Đại tướng được yên nghỉ thanh thản".
Ông Đặng Đình Thành đang xem triển lãm ảnh về Đại tướng |
Nhìn những bức ảnh trong triển lãm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại trụ sở của Thông tấn xã Việt Nam, số 5, Lý Thường Kiệt, Hà Nội, ông Đặng Đình Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nước mắt rưng rưng: “Tôi đã từng ở 9 năm trong quân đội, từng là người lính dưới sự chỉ huy của Đại tướng. Nay được ngắm nhìn lại những hình ảnh của Đại tướng, tôi không thể kìm nén được cảm xúc. Tôi buồn, cả dân tộc Việt Nam tiếc thương, ấy là lẽ đương nhiên”.
Chị Nguyễn Quỳnh Phương (du học sinh Anh Quốc, Đại học Hertfordshire) cho biết, ở tận nước Anh xa xôi, ngày hôm nay, chị Phương ngồi bên chiếc máy tính, lướt qua các trang thông tin điện tử, theo dõi sát sao từng tin tức về lễ Quốc tang Đại tướng ở quê nhà.
Chị Phương chia sẻ: “Khi Đại tướng mất tôi đã rất buồn. Cũng như bao người dân Việt Nam khác, tôi kính mến và hết sức trân trọng nhân cách lớn, tài năng quân sự lỗi lạc của Đại tướng. Khi Đại tướng mất, không được viếng Đại tướng trực tiếp là điều thực sự đáng tiếc đối với tôi. Tôi tự nhủ bản thân, cố gắng học tập, mai sau về xây dựng quê nhà sao cho đúng với tâm nguyện của Đại tướng”.
Cũng thời điểm này, tại TP HCM, dù trời nắng nóng, nhưng dòng người vẫn đổ về Hội trường Thống Nhất (TP HCM) để chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những bó hoa sen, bông cúc vàng được người dân cầm trên tay trang trọng, tỏ lòng thành kính tiễn đưa Đại tướng về cõi vĩnh hằng.
Vào thời điểm này chủ yếu là những đoàn thể Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, học sinh – sinh viên và tập thể công nhân viên của các công ty. Đã có rất nhiều bạn trẻ không kìm được cảm xúc đã rơi nước mắt khi đứng trước di ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tại Bộ Tư lệnh TP HCM, trong không khí nghiêm trang, trước bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đông đảo cán bộ, chiến sỹ của Bộ Tư lệnh và Câu lạc bộ vũ trang biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn đã thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những giọt nước mắt, những dòng cảm tưởng của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sỹ đã thể hiện lòng tiếc thương vô hạn đối với vị danh tướng của dân tộc.
Nhiều người nước ngoài cũng đến tưởng niệm Đại tướng |
Ông Trần Đức Thơ, Chủ nhiệm câu lạc bộ vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, người đã có nhiều lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xúc động nói: “Đại tướng mất đi là tổn thất lớn cho Đảng, Quân đội, nhân dân ta. Dù biết ngày đó sẽ đến, nhưng mà sao chúng tôi vẫn thấy đau xót vô cùng. Chúng tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Đại tướng, thực hiện lời thề của mình là suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng. Nay đã về hưu, chúng tôi nguyện đem hết sức lực còn lại của mình xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, khu phố văn hóa văn minh. Kính vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Tại Nhà văn hóa Thanh niên và Hội Cựu chiến binh quận 1, bàn thờ Đại tướng luôn nghi ngút khói hương. Đông đảo các thế hệ người dân thành phố đã bớt chút thời gian tranh thủ vào thắp nén nhang, tiễn biệt người con ưu tú của đất nước.
Tại Nhà văn hóa Thanh niên và Hội Cựu chiến binh quận 1, bàn thờ Đại tướng luôn nghi ngút khói hương. Đông đảo các thế hệ người dân thành phố đã bớt chút thời gian tranh thủ vào thắp nén nhang, tiễn biệt người con ưu tú của đất nước.
Những giọt nước mắt đã rơi, không chỉ trên khóe mắt của những con người đã từng vào sinh ra tử cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà cả trên khuôn mặt của những bạn trẻ hôm nay.
Với thế hệ trẻ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là biểu tượng của sự kiên trì, ý chí vươn lên mạnh mẽ và đầy bản lĩnh. Anh Phạm Văn Minh, quê ở Phú Yên, Giám đốc một công ty tin học đã đeo băng tang, đi trên chiếc xe lăn để đến viếng Đại tướng nói: “Tôi chưa một lần gặp Đại tướng, nhưng đã học hỏi tinh thần và ý chí vượt khó, kiên định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dù bị tàn tật, nhưng cũng cố gắng vượt qua để sống và noi gương Đại tướng”.
Tại Hà Nội, ở tất cả các điểm lập bàn thờ Đại tướng đã có rất đông cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tới để chờ giây phút được vào thắp nén nhang thơm vĩnh biệt “người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, vị tướng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam.
Có mặt tại Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, phóng viên VOV online đã ghi lại cảm xúc của cán bộ, chiến sĩ và người dân khi đến viếng Đại tướng.
Thiếu tướng Lê Hùng Mạnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xúc động ghi sổ tang: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người anh cả, vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, một Tổng tư lệnh “văn võ song toàn”, một nhà chiến lược tài ba, nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc, một con người “trí, tín, nhân, dũng, liêm” vẹn toàn.
Đại tá Nguyễn Doãn Anh thay mặt Đảng ủy Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Thủ đô sau khi thành kính thắp nén nhang trên bàn thờ Đại tướng đã xúc động chia sẻ: Chúng tôi vô cùng thương tiếc Đại tướng. Cán bộ chiến sĩ Bộ Tham mưu nguyện quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng, đạo đức, tài năng và tri ân công lao cả đời cống hiến của Đại tướng “vì nước, vì dân”. Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tham mưu nguyện phấn đấu, học tập, rèn luyện, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, chế độ và dân tộc, xứng đáng với niềm tin yêu của Đại tướng.
Ông Nguyễn Huy Quang, Bí thư Đảng ủy phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ phường Yên Hòa đến viếng Đại tướng tại Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết: "Chúng tôi vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cầu chúc hương hồn Đại tướng siêu thoát".
Bạn trẻ Đặng Văn Sơn trẻ đến viếng Đại tướng cũng đã ghi những dòng cảm xúc của mình: "Chúng cháu vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng toàn tài của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng cháu nguyện phấn đấu hết mình để noi gương bác – vị Đại tướng của nhân dân. Bác sống mãi trong lòng chúng cháu".
Bà Vương Thị Thanh Hương, Văn phòng Thành ủy Hà Nội ghi sổ tang: "Đoàn cán bộ Văn phòng Thành ủy Hà Nội vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng tài của Quân đội nhân dân Việt Nam, người mang lại vinh quang cho đất nước. Chúng con xin nguyện sẽ phấn đấu noi gương Đại tướng. Đại tướng luôn là thần tượng và mãi mãi trong lòng chúng con".
Lúc 12h30, tại Hà Nội: Hàng ngàn người dân đang xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà tang lễ Quốc gia. Dòng người chờ được viếng Đại tướng xếp hàng trong trật tự, tĩnh lặng.Bà Vương Thị Thanh Hương, Văn phòng Thành ủy Hà Nội ghi sổ tang: "Đoàn cán bộ Văn phòng Thành ủy Hà Nội vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng tài của Quân đội nhân dân Việt Nam, người mang lại vinh quang cho đất nước. Chúng con xin nguyện sẽ phấn đấu noi gương Đại tướng. Đại tướng luôn là thần tượng và mãi mãi trong lòng chúng con".
Dòng người chờ được viếng Đại tướng xếp hàng trong trật tự, tĩnh lặng. |
Cụ Lê Thị Thủy, 78 tuổi (Trại Cá, Trương Định, Hà Nội) xúc động nói: “Đến đây, tôi cảm thấy ấm lòng hơn rất nhiều” |
Độc giả Nguyễn Trung Chính viết: Cho phép cháu gọi Đại tướng bằng ông. Cháu sinh ra sau 1975, được học tập, lớn lên khi đất nước hòa bình, quý trọng những gì thế hệ cha ông đổ xương máu cho nền độc lập, thống nhất đất nước. Tấm gương của ông, mãi mãi được các thế hệ trẻ chúng cháu khắc cốt ghi tâm, một con người, một nhân cách lớn, một nhà quân sự thiên tài lỗi lạc của dân tộc Việt Nam.
Độc giả Lê Minh Tuấn viết: Trong lịch sử thế giới chưa có vị tướng nào có những chiến công hiển hách như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ đội tuyên truyền giải phóng quân nòng cốt, từ một đội quân chân đất, đầu trần được trang bị gậy gộc, dáo mác, ông đã chỉ huy đội quân đó đánh tan hai thực dân, đế quốc sừng sỏ. Chỉ có dân tộc Việt Nam mới có thể sinh ra những người con ưu tú đó. Ông mãi là vị danh tướng của thế giới và niềm tự hào của nhân dân Việt Nam
Một độc giả Hải Phòng: Khi đọc những tin tức như thế này, nhìn những bức ảnh này thì đột nhiên những dòng nước mắt trào ra. Mình nhìn thấy một cụ già khóc nức nở được anh cảnh vệ dìu ra, sau lưng mình là tiếng sụt sùi của rất nhiều bạn trẻ, trước mặt mình là một bạn nữ vừa đi vừa tựa vào bạn trai khóc mãi. Chứng kiến những điều đó, mình nghĩ, ở trên cao, chắc Bác cũng vui.
Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong dâng hương trước anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Đoàn cấp cao Đảng và Nhà nước Lào, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Trung ương Lào do Thủ tướng Thongsing Thammavong dẫn đầu đã kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong quyển sổ tang, Thủ tướng Thongsing Thammavong bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Đại tướng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã có công lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào ngày càng phát triển.
Cộng đồng người Việt tại Lào đến viếng và ghi sổ tang |
Tiền sảnh Đại sứ quán Việt Nam tại Lào là lá cờ Tổ quốc và lá cờ ASEAN treo rủ. Hàng trăm đoàn các cơ quan, đoàn thể của Lào, cộng đồng người Việt Nam sinh sống, công tác và học tập tại Lào lần lượt vào viếng và tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cờ Tổ quốc và cờ ASEAN treo rủ trước sảnh sứ quán |
Ngay tại lễ viếng, tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã trưng bày nhiều bức ảnh có giá trị liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, được lãnh đạo và người dân Lào rất quan tâm.
Lúc 11h30, tại Thừa Thiên-Huế: Đến thời điểm này đã có gần 2.000 người đến viếng, thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính, tiễn đưa Đại tướng về cõi vĩnh hằng. Cũng trong ngày hôm nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức 14 điểm viếng tại các huyện, đơn vị lực lượng vũ trang từ cấp trung đoàn trở lên, và hàng ngàn điểm khác tại các cấp Hội cựu chiến binh… để cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong tỉnh đến dâng hương, dâng hoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
>> Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Sự bình dị lớn lao...
>> Quảng Bình diễn tập đón Đại tướng về với đất mẹ
>> Hàng ngàn người viếng Đại tướng tại Hội trường Thống Nhất
Tại Khánh Hoà: Hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, người dân địa phương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Với tình cảm yêu quý và tôn kính Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các đơn vị quân đội, Hội cựu chiến binh, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều lập bàn thờ Đại tướng để cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong tỉnh đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ người anh hùng dân tộc.
Dịp này, nhiều cơ quan, đơn vị còn tổ chức trưng bày hình ảnh, chiếu bộ phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tại Phú Yên: Mặc dù trời mưa, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Phú Yên vẫn xếp hàng dài tại điểm lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chờ vào viếng. Để tạo thuận lợi cho người dân đến dâng hương Đại tướng, tỉnh Phú Yên đã bố trí 9 bàn thờ tại cơ quan Quân sự huyện, thị xã, thành phố, Trung đoàn không quân 910 và Trung đoàn Bộ binh 888.
Ngoài ra, Hội Cựu chiến binh các huyện, người dân các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi cũng tự lập bàn thờ để tỏ lòng kính trọng, tiếc thương Đại tướng.
Dịp này, Tỉnh đoàn Phú Yên phát động phong trào "Mỗi người một việc tốt để tưởng nhớ Bác Giáp".
Tại Campuchia, Đại sứ quán Việt Nam tổ chức lễ viếng, mở sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Ngô Anh Dũng, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện và thông tấn báo chí của Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp và bà con cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia…, đã tham gia viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Đại sứ Ngô Anh Dũng và cán bộ Đại sứ quán, các cơ quan Đại diện Việt Nam tại Campuchia viếng Đại tướng |
Thay mặt Chính phủ và Quốc hội, đại diện Bộ Ngoại giao, Thượng viện và các tổ chức đoàn thể xã hội của nước chủ nhà Campuchia đã đến viếng và ghi sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại sứ Cuba tại Campuchia viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Bà Miên Xòm An (Mien Som An) – Thượng nghị sĩ - Phó Chủ tịch Hội phụ nữ Campuchia vì Hòa bình và Phát triển, chia sẻ: "Nhân dân Campuchia rất xúc động khi được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị anh hùng của dân tộc Việt Nam qua đời. Thế giới đã mất đi một người anh hùng vĩ đại, suốt đời đấu tranh vì tự do, hòa bình, hạnh phúc, không chỉ cho nhân dân Việt Nam, mà còn có cả những đóng góp cho nhân dân Campuchia.
Đại sứ Thái Lan tại Campuchia ghi sổ tang |
Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia sẽ mở sổ tang đến trưa 13/10 để cộng đồng Việt Nam và bạn bè quốc tế tại Campuchia đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lúc 11h, tại Hà Nội, những người dân đầu tiên đã được xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà tang lễ Quốc gia.Khu vực bên ngoài nhà tang lễ Quốc gia, người dân tập trung trước màn hình lớn theo dõi trực tiếp Lễ viếng Đại tướng.
Người dân tập trung trước màn hình lớn theo dõi trực tiếp Lễ viếng Đại tướng. |
Bà Nguyễn Thị Cúc (quận Tây Hồ, Hà Nội) xúc động nói: “Mặc dù đã xếp hàng viếng Đại tướng tại nhà riêng ở đường Hoàng Diệu, nhưng hôm nay vẫn muốn đến nhìn Đại tướng lần cuối. Tôi muốn nói lời cảm ơn Đại tướng về tất cả những gì ông cống hiến cho đất nước, cho mỗi người dân Việt Nam. Đại tướng mãi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình Đại tướng, cũng như tới dân tộc-nơi đã sinh ra một người con vĩ đại".
Có người mang theo di ảnh của người thân đã quá cố, là những chiến sĩ đang anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến đến lễ viếng Đại tướng |
Bạn Nguyễn Vân Anh (Đại học Quốc Gia Hà Nội), xúc động nói: “Tôi chỉ biết Đại tướng qua những trang sách, những bài báo, những video tư liệu và những lời kể của ông, bà, thầy cô giáo. Tôi vô cùng kính trọng, biết ơn và khâm phục khi mỗi lần nhắc đến Đại tướng. Đại tướng ra đi là sự mất mát vô cùng to lớn không chỉ của gia đình Đại tướng mà còn là sự mất mát của cả dân tộc Việt Nam. Tôi sẽ luôn ghi nhớ về Đại tướng để kể cho con cháu sau này để người đời luôn ghi nhớ, biết ơn và tự hào. Mong Đại tướng an nghỉ”.
Tại Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Các đơn vị trong toàn quân khu đã tập trung tại Bảo tàng lực lượng vũ trang Quân khu 9. Quân dân trong toàn quân khu đã tập trung thành một khối, thành kính tưởng niệm, dâng hương trước bàn thờ Đại tướng.
Trước bàn thờ Đại tướng, các tướng lĩnh, sĩ quan trong toàn quân nghiêm trang, chỉnh tề với chiếc khăn tang đeo bên cánh tay trái của mình.
Độc giả Tạ Công Nghĩa: “Cháu ở TP HCM không có điều kiện về để thắp cho ông nén hương, chỉ mong ông bình yên an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng, chúng cháu xin hứa với ông sẽ sống và làm việc, học tập tốt để xây dựng vào bảo vệ quê hương đất nước ngày một phồn vinh và sẽ mãi đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn...”.
Độc giả Chánh Tâm bày tỏ những dòng cảm xúc vô tận: Tôi là một người trẻ, may mắn sống trong thời đất nước hòa bình và chứng kiến nhiều thành tựu của đất nước. Tôi hiểu giá trị của sự hòa bình và hạnh phúc, tôi cũng hiểu và cảm nhận được để có được ngày hôm nay, thế hệ cha ông chúng ta đã chịu nhiều hi sinh mất mát máu xương. Đặc biệt để có được thành tựu hôm nay chúng ta phải có những vị anh hùng kiệt xuất hết tâm hết lòng vì dân, vì sự nghiệp dân tộc. Và chúng ta đã có một trong số những vị như vậy: ấy là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã sống một cuộc đời đáng sống cho dân, cho nước; một cuộc sống giản dị, khiêm nhường và đầy trắc ẩn. Xin nghiêng mình kính cẩn thắp nén tâm hương cho Đại tướng của lòng dân.
Tại đây, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã đọc phát biểu về cuộc đời, sự nghiệp, những công lao to lớn của Đại tướng trong hai cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và những cống hiến của Đại tướng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thiếu tướng Hồ Việt Trung, Chủ nhiệm Chính trị - Bộ Tư lệnh Quân khu 9 nêu rõ: "Ngay trong thời điểm này các đơn vị trong toàn quân khu đã và đang đẩy mạnh hoạt động thi đua biến thương tiếc thành hành động cách mạng cụ thể, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị".
Tại Đà Nẵng, với tấm lòng kính phục, tiếc thương đối với Đại tướng, vị tướng của các tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang Quân khu 5 cùng cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn trân trọng tổ chức lễ viếng, thắp nén tâm nhang trước di ảnh của Người.
Vĩnh biệt đại tướng, toàn bộ cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang Quân khu 5 biến đau thương thành hành động cách mạng cụ thể, nguyện đoàn kết trên dưới một lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách xây dựng Đảng bộ quân khu trong sạch vững mạnh, tiếp nối xứng đáng những di sản và sự nghiệp vẽ vang của Đại tướng, xứng danh bộ đội cụ Hồ.
Nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ở Đà Nẵng treo cờ rủ để tang Đại tướng |
Thiếu tướng Nguyễn Qui Nhơn - Phó Tư lệnh Quân khu 5 bày tỏ: “Đại tướng qua đời là một mất mát lớn đối với Đảng, Nhà nước, quân đội ta. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tổ chức lễ tang của đồng chí Võ Nguyên Giáp với tình cảm kính yêu Đại tướng và mong Đại tướng về nơi cõi vĩnh hằng yên nghỉ. Lực lượng vũ trang Quân khu 5 xin hứa với Đại tướng sẽ đồng tâm hiệp lực, đoàn kết thống nhất góp phần cũng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta xây dựng Tổ quốc”.
Xem video lễ viếng Đại tướng
Trước đó, sau phút mặc niệm Đại tướng, Đoàn đại biểu Đảng ủy, thủ trưởng Bộ Tư lệnh do đồng chí Đại tá Nguyễn Khắc Nam – Tư lệnh Binh chủng dẫn đầu vào viếng Đại tướng. Tiếp đó là 8 đoàn đại biểu trực thuộc Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp vào viếng, thắp hương trước bàn thờ Đại tướng.
Phút mặc niệm của các cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp trước anh linh Đại tướng |
Thiếu tá Trần Văn Thoại, cán bộ Cục kỹ thuật đã thay mặt cán bộ, chiến sĩ khối cơ quan Bộ Tư lệnh phát biểu, bày tỏ nguyện khắc sâu công ơn to lớn của Đại tướng, đoàn kết thống nhất, chủ động vượt qua mọi khó khăn, xây dựng Binh chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Nguyện gắn bó máu thịt với nhân dân, làm cho phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng được phát huy và tỏa sáng, noi theo tấm gương “Dĩ công vi thượng” của Đại tướng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao”.
Sau lễ viếng của các cán bộ, chiến sĩ, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã mở cửa để người dân vào thắp hương trước bàn thờ Đại tướng.
Tại Bộ Tư lệnh Thủ đô, Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức long trọng.
Ngay từ sáng sớm, rất đông cán bộ, chiến sĩ đã có mặt tại điểm viếng chính tại Cơ quan Bộ Tư lệnh. Trong không khí trầm buồn, cán bộ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thủ đô đã cùng nhau ôn lại những chiến công lẫy lừng của vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thủ đô đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ đến Đại tướng, cùng thắp những nén hương thơm cầu chúc Đại tướng thanh thản về cõi vĩnh hằng.
Lễ viếng Đại tướng tại Bộ Tư lệnh Thủ đô |
Theo kế hoạch, Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức tại 41 điểm đóng quân trên địa bàn 29 quận, huyện của Thủ đô Hà Nội để cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thủ đô và nhân dân có điều kiện đến thắp nén hương tưởng nhớ Đại tướng – người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dự kiến, điểm viếng tại Cơ quan Bộ Tư lệnh Thủ đô sẽ mở cửa đến 21h ngày 12/10 để phục vụ cán bộ, chiến sĩ, các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn đơn vị đóng quân có điều kiện đến viếng và tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lúc 10h, tại TP HCM: Từng dòng người vẫn đang xếp hàng để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau Đoàn đại biểu của Thành ủy HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam TP.HCM là đoàn đại biểu của các cơ quan Trung ương, các ngành, đoàn thể thành phố Hồ Chí Minh, các đoàn ngoại giao và quốc tế tại thành phố đã lần lượt vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Đoàn đại biểu Cựu chiến binh viếng Đại tướng |
Lúc 9h50, tại Điện Biên, đông đảo cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đang thắp nén tâm hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại bàn thờ ông đặt tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và tại đồi E2. Ai đến đây cũng với tấm lòng thành kính, niềm tiếc thương vô bờ- người mà gần 6 thập kỷ qua, tên tuổi gắn liền với sông núi Điện Biên.
Trước đó, từ sáng sớm người dân đã có mặt tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và tại đồi E2 chờ được vào viếng Đại tướng.
Lúc 9h30, tại Đắc Lắc: Cùng với hơn 200 địa điểm lập bàn thờ trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, tại Nhà truyền thống, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được tổ chức trang nghiêm; thể hiện lòng kính trọng và tiếc thương sâu sắc của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắc Lắc đối với Đại tướng…
Tất cả đều xếp hàng ngay ngắn, trang nghiêm, thứ tự bước vào thắp hương; kính cẩn, nghiêng mình trước bàn thờ và di ảnh của Đại tướng.
Tại Nghệ An, tất cả các huyện trên địa bàn đều đồng loạt thắp hương tưởng nhớ, kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
8h30, tại TP Vinh hàng ngàn người dân đã có mặt tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trước đó, lúc 8h15’, tại thị xã Hoàng Mai - nơi cơn lũ dữ vừa qua quét qua đã làm cho hàng vạn hộ dân chìm sâu trong biển nước cũng đã tiến hành thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Tâm sự cùng chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: “Những ngày qua chúng tôi luôn dõi theo thông tin từ loa phóng thanh về Đại tướng đã ra đi, thật xót xa, đau buồn. Với bà con Hoàng Mai, chúng tôi chịu trận lũ lụt vừa qua cũng đau đớn, khổ lắm, nhưng việc Đại tướng ra đi lúc này còn đau xót, đau buồn gấp bội phần”.
Tại huyện Quỳnh Lưu – cũng một trong hai địa phương bị ảnh hưởng của cơn lũ vừa qua cũng được lãnh đạo huyện tiến hành thắp hương tưởng nhớ Đại tướng tại Ban chỉ huy quân sự huyện.
Tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái, lãnh đạo tỉnh Yên Bái, các cựu chiến binh, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã tổ chức Lế viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Tâm sự cùng chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: “Những ngày qua chúng tôi luôn dõi theo thông tin từ loa phóng thanh về Đại tướng đã ra đi, thật xót xa, đau buồn. Với bà con Hoàng Mai, chúng tôi chịu trận lũ lụt vừa qua cũng đau đớn, khổ lắm, nhưng việc Đại tướng ra đi lúc này còn đau xót, đau buồn gấp bội phần”.
Tại huyện Quỳnh Lưu – cũng một trong hai địa phương bị ảnh hưởng của cơn lũ vừa qua cũng được lãnh đạo huyện tiến hành thắp hương tưởng nhớ Đại tướng tại Ban chỉ huy quân sự huyện.
Trong lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sáng nay, các cựu chiến binh đã ôn lại những ngày tháng chiến đấu hào hùng dưới sự chỉ huy của Đại tướng và những kỷ niệm về người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam bình dị, gần gũi.
Tại Hà Nội, sau Lễ viếng của các đoàn lãnh đại Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và MTTQ Việt Nam,.... các đoàn đại biểu quốc tế vào viếng Đại tướng.
Đoàn Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Saynhasone dẫn đầu viếng Đại tướng |
Đoàn Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin dẫn đầu viếng Đại tướng |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Văn, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo quân sự tài ba, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh đầu tiên, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam, người đã có nhiều công lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách, và những cống hiến to lớn của đồng chí trong lòng dân là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu truyền trong lịch sử dân tộc.
Tổng Bí thư ghi sổ tang |
Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân, quân đội ta để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyện mãi mãi học tập tư tưởng, đạo đức, và tấm gương hết lòng vì nước, vì dân của đồng chí. Xin vĩnh biệt đồng chí. Xin gửi tới gia đình đồng chí Đại tướng lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát này.
Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vị Tổng Tư lệnh đầu tiên, Tên tuổi, sự nghiệp nhân cách in đậm trong lòng dân, là vị tướng của nhân dân. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn, tiếc thương sâu sắc của chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí. Xin vĩnh biệt đồng chí. Xin gửi tới gia đình đồng chí Đại tướng lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát này".
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Với 103 năm tuổi đời, hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng mạng cao quý: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”, đồng chí là tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực, đã dành trọn cuộc đời cho Đảng, cho dân, cho đất nước. Là vị Tướng của nhân dân, được nhân dân yêu mến, kính trọng, tên tuổi Đại tướng sẽ mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc. Là một biểu tượng tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, đồng chí còn là một vị tướng huyền thoại, được bạn bè quốc tế vinh danh, nghiêng mình và khâm phục.
Trước anh linh đồng chí, chúng tôi nguyện cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức đồng lòng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, hoàn thành mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” như tâm nguyện suốt đời của đồng chí".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi sổ tang: "Hà Nội ngày 12/10/2013, chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình, kính viếng và tiễn Đại tướng tới nơi an nghỉ vĩnh hằng. Xin chia sẻ với đau thương vô hạn của phu nhân và toàn gia quyến. Kính viếng!".
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ghi sổ tang: "Hà Nội ngày 12/10/2013, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam vô cùng thương tiếc vĩnh biệt đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, người Đảng viên Cộng sản trung kiên, người lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tướng đầu tiên, người anh cả kính yêu của quân đội nhân dân Việt Nam. Chính phủ mãi mãi ghi nhớ, biết ơn công lao to lớn và nguyện học tập noi gương đồng chí.
Chúng tôi nguyện chung sức chung lòng hoàn thành tốt trọng trách của mình trước Đảng, trước Tổ quốc và nhân dân. Xin chia buồn sâu sắc đến gia quyến đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp – huyền thoại sống mãi với Tổ quốc ta, nhân dân ta".
Quãng đường dài chừng 60km và trời mưa to nhưng các lực lượng tham gia diễn tập luôn giữ vững tinh thần quyết tâm cao nhất để công việc ngày mai diễn ra trọn vẹn.
Lúc 8h40, tại TP Hồ Chí Minh: Từng dòng người đang xếp hàng để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong dòng người đến viếng có rất đông cựu chiến binh là những người từng chiến đấu ở Điện Biên, Trường Sơn năm xưa.
Người dân TP HCM vào Hội trường Thống Nhất viếng Đại tướng |
Trong ký ức của Đại tá Đinh Công Ty, người từng được tiếp xúc với Đại tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng vô cùng gần gũi. Ông quan tâm tới từng bữa ăn của chiến sĩ như của một người cha, người anh.
Trong số những bạn trẻ từng được gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Nguyễn Văn Trãi, công dân trẻ danh dự của thành phố Hồ Chí Minh, người đã vinh dự được gặp Đại tướng một lần. Anh nhớ lại lời căn dặn xúc tích của Đại tướng: "Trước khi giữ một chức vụ nào đó, phải là một con người đúng nghĩa".
Lúc 8h30, gia quyến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu rời khỏi số nhà 30, Hoàng Diệu, Hà Nội để trở về quê hương Quảng Bình để chuẩn bị hoàn thành những thủ tục cuối cùng cho lễ an táng của Đại tướng.
Lúc 8h30, gia quyến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu rời khỏi số nhà 30, Hoàng Diệu, Hà Nội để trở về quê hương Quảng Bình để chuẩn bị hoàn thành những thủ tục cuối cùng cho lễ an táng của Đại tướng.
Gia quyến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu rời khỏi số nhà 30, Hoàng Diệu |
Tại Trường Sa, cùng với quân và dân trên đất liền, tại nơi đảo xa, quân và dân huyện đảo Trường Sa cũng đang tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp một cách trang trọng nhất. Đáng chú ý là trên các đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Song Tử Tây quân và dân đã lập bàn thờ viếng Đại tướng. Các đảo khác đều dành những vị trí trang trọng để thắp hương tưởng niệm Đại tướng.
Trung tá Lương Xuân Giáp, Chính trị viên phó đảo Trường Sa lớn cho biết: “Công tác chuẩn bị cho lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chuẩn bị trang trọng. Chúng tôi đã thành lập Ban tang lễ để chuẩn bị cho lễ viếng chu đáo hơn. Cờ rủ được treo trên cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa lớn. Bàn thờ Đại tướng được lập trang trọng, có di ảnh, cờ Tổ quốc và có dòng chữ tỏ lòng tiếc thương. Trên bàn thờ các loại hoa quả được trồng trên đảo. Tất cả quân dân trên đảo tề tựu đông đủ để thắp hưởng trước di ảnh với ước nguyện Đại tướng sẽ thanh thản về cõi vĩnh hằng. Từ các cháu thiếu nhi đến các chiến sĩ trên đảo, ánh mắt ai cũng đượm buồn, bùi ngùi khi tiễn đưa người ông, người cha trong gia đình.”.
Trong những ngày này, quân dân trên đảo Trường Sa luôn tiếc thương và nhớ đến tình cảm của Đại tướng dành cho quân dân, đồng bào trong và ngoài nước. Tài đức của Đại tướng đã cống hiến cho nhân dân sẽ không bao giờ phai mờ. Cán bộ chiến sĩ Trường Sa tự nhủ sẽ luôn đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, sẵn sàng chiến đấu, giữ chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và học tập theo tấm gương Đại tướng.
Rất nhiều độc giả đã chia sẻ cảm xúc của mình về Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Độc giả Lương Đức Minh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự, một bậc thầy lỗi lạc. Người đã đưa nhân dân Việt Nam trải qua bao khó khăn để giành độc lập. Đại tướng là niềm tự hào của dân tộc, của thế hệ trẻ. Đại tướng qua đời là mất mát lớn, nỗi đau lớn của dân tộc ta, nhân dân ta. Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh cữu Người-nhà kì tài quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Độc giả Lương Đức Minh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự, một bậc thầy lỗi lạc. Người đã đưa nhân dân Việt Nam trải qua bao khó khăn để giành độc lập. Đại tướng là niềm tự hào của dân tộc, của thế hệ trẻ. Đại tướng qua đời là mất mát lớn, nỗi đau lớn của dân tộc ta, nhân dân ta. Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh cữu Người-nhà kì tài quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Độc giả Sơn Nguyễn chia sẻ những dòng tâm sự dài: Một ngày thật buồn, dẫu biết ngày vĩnh biệt Đại tướng rồi sẽ đến, rất gần thôi mà sao vẫn nhói đau. Cảm thấy như có một sự mất mát thật lớn.
Tôi chợt nhớ về ngày xưa, (03/09/1969). Buổi sáng tôi đang đánh răng chợt thấy Mẹ khóc, ngạc nhiên, tôi hỏi: "Vì sao Mẹ lại khóc" và Mẹ chỉ trả lời vỏn vẹn "Bác đã đi xa". Một đứa trẻ mới vừa 5 tuổi khi đó làm sao ý thức được chuyện gì đã xảy ra. Bên ngoài thấy người lớn ai cũng đỏ hoe mắt.
Chuyện xảy ra làm lũ trẻ chúng tôi thật sự khoái trá vì được nghỉ học mẫu giáo, xúm lại để vui chơi thấy đứa nào cũng mang trên ngực một miếng vải nhỏ xíu (Phù hiệu tang lễ) và cứ tưởng mình oai lắm như thể đang mang huân huy chương.
Sau này khi được xem lại ngày đó qua phim tư liệu mới biết người lớn ai cũng khóc vì sự mất mát, khóc vì sự ra đi của người cha chung. Ngày vào Lăng đi qua linh cữu người có bao người khóc và tôi cũng nhỏ lệ.
Sau này khi được xem lại ngày đó qua phim tư liệu mới biết người lớn ai cũng khóc vì sự mất mát, khóc vì sự ra đi của người cha chung. Ngày vào Lăng đi qua linh cữu người có bao người khóc và tôi cũng nhỏ lệ.
Ngày Đại tướng mất tôi không khóc, chỉ thấy rất buồn. Người cuối cùng bên Bác đã ra đi.
Một con người có sự nghiệp vô cùng vẻ vang trong trang sử vàng của dân tộc, một thiên tài quân sự được cả thế giới ghi nhận, một minh chứng sống cho lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc đã thanh thản ra đi.
Vĩnh biệt Người.
Độc giả Võ Nhân: Huyền thoại sống về quân sự của Việt Nam và thế giới cuối cùng cũng đã rời xa chúng ta. Bật vĩ nhân sánh ngang với Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, Trần Hưng Đạo... nổi tiếng với tư tưởng lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, luôn đề cao sự, linh hoạt, tốc độ, thông minh trong chiến đấu. Con xin chân thành bày tỏ lòng thương tiếc. Mong Đại tướng ở trên cao luôn soi đường chỉ lối cho đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Tại Cao Bằng, nơi được coi là quê hương thứ 2 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng lập bàn thờ để tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở khu rừng Trần Hưng Đạo. Hôm nay, Đoàn đại diện lãnh đạo và nhân dân tỉnh Cao Bằng và huyện Nguyên Bình cũng đến Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Còn với những người không có điều kiện về Hà Nội viếng Đại tướng cũng đã đến trụ sở xã Tam Kim và khu nhà tiếp khách tham quan rừng Trần Hưng Đạo để thắp nén tâm nhang viếng Đại tướng
Những người có mặt tại lễ viếng, ai cũng nhớ về Đại tướng, nhớ về những ngày đầu Đại tướng chủ trì buổi lễ thành lập đơn vị là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Để tướng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp, bàn thờ Đại tướng được đặt tại lán 34 chiến sĩ đội tuyên truyền giải phóng quân năm xưa. Người dân ở đây còn lập bàn thờ Đại tướng tại nhà mình.
Trước đó, từ 6h30, bà con đã có mặt tại khu rừng Trần Hưng Đạo để tưởng nhớ Đại tướng. Hiện nay, bà con, chiến sĩ ở Cao Bằng vẫn đang tiến vào bàn thờ để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Trước đó, từ 6h30, bà con đã có mặt tại khu rừng Trần Hưng Đạo để tưởng nhớ Đại tướng. Hiện nay, bà con, chiến sĩ ở Cao Bằng vẫn đang tiến vào bàn thờ để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Lúc 8h20, tại Quảng Bình, đang diễn ra Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bố trí trang nghiêm với lá quốc kỳ và dải băng tang, phía dưới là dòng chữ trắng trên nền đen có nội dung: “Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khóa 1 đến khóa 7”. Hai bên bàn thờ là 8 vòng hoa mang dải băng đen, bên phải bàn thờ là đoàn quân nhạc phục vụ lễ viếng, bên trái là đại diện gia đình, bà con thân quyến của Đại tướng.
Đoàn đại biểu dòng họ Võ quê hương Đại tướng cũng đã tới viếng.
Trước đó, mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn đội mưa và có mặt từ rất sớm để chờ vào viếng Đại tướng. Hàng nghìn người dân đã về Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lễ viếng đã chính thức bắt đầu từ 7h30. Đầu tiên là Đoàn đại biểu lão thành cách mạng, nguyên lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, đoàn đại biểu BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Bình cùng các cơ quan trong tỉnh đã tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đoàn họ Võ-Vũ do GS Vũ Khiêu dẫn đầu vào viếng Đại tướng |
Lúc 7h55, tại Hà Nội: Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn đầu vào viếng. Vòng hoa của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được đặt trang trọng trước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Vũ Trọng Kim thay mặt đoàn thắp hương tưởng nhớ Đại tướng. Đoàn đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Đại tướng.
Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn đầu vào viếng. |
Đoàn đi vòng quanh linh cữu để vĩnh biệt Đại tướng. Ông Vũ Trọng Kim thay mặt đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia buồn với gia quyến Đại tướng.
Lúc 7h50, tại Hà Nội: Đoàn đại biểu Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng. Thay mặt đoàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Đoàn đại biểu Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu trong đoàn dành một phút tưởng niệm Đại tướng. Đoàn Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đi vòng quanh linh cữu để vĩnh biệt Đại tướng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên trong đoàn tới chia buồn với gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lúc 7h40, tại Hà Nội: Đoàn đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu vào viếng Đại tướng. Vòng hoa Đoàn Quốc hội đặt ở vị trí chính giữa, trước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thay mặt đoàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiến lên lư hương để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Sau phút mặc niệm của đoàn đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các thành viên trong đoàn đại biểu đi quanh linh cữu Đại tướng. Cùng đi có các Phó Chủ tịch Quốc hội. Các thành viên trong đoàn đến chia buồn với gia quyến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thay mặt đoàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi vào sổ tang.
Lúc 7h40, tại Hà Nội: Đoàn đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu vào viếng Đại tướng. Vòng hoa Đoàn Quốc hội đặt ở vị trí chính giữa, trước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thay mặt đoàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiến lên lư hương để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng.
Sau phút mặc niệm của đoàn đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các thành viên trong đoàn đại biểu đi quanh linh cữu Đại tướng. Cùng đi có các Phó Chủ tịch Quốc hội. Các thành viên trong đoàn đến chia buồn với gia quyến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thay mặt đoàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi vào sổ tang.
Đoàn đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu vào viếng Đại tướng |
Cũng lúc này, tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở 30 Hoàng Diệu, Hội đồng hương Quảng Bình mang di ảnh của Đại tướng đến chào tiễn biệt Đại tướng lần cuối trước khi vào Quảng Bình cho tang lễ ngày 13/10.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiến lên lư hương để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau phút mặc niệm trên nền nhạc tưởng niệm, đoàn Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đi vòng quanh linh cữu Đại tướng để vĩnh biệt vị Đại tướng có nhiều công lao to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, được nhân dân yêu quý, kính trọng; được bạn bè thế giới ngưỡng mộ. Đoàn Chủ tịch nước chia buồn với gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ghi vào sổ tang.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu Đoàn đại biểu Nhà nước viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Chủ tịch nước ghi sổ tang |
Lúc 7h30, tại Hà Nội: Linh cữu của Đại tướng được quàn ở chính giữa, được phủ lá quốc kỳ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đoàn đại biểu Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nghiêng mình tưởng nhớ Đại tướng và đến chia buồn với gia quyến của Đại tướng.
Tổng Bí thư ghi sổ tang |
Lúc 7h30, tại TP.HCM: Trong không khí trang nghiêm xúc động và tiếng nhạc trầm buồn, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội trường Thống nhất TP.HCM đã chính thức bắt đầu. Dẫn đầu Đoàn đại biểu của Thành ủy HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam TP.HCM là đồng chí Lê Hoàng Quân - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM. Dẫn đầu đoàn đại biểu Quân khu 7 đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Trung tướng Trần Đơn – Tư lệnh QK7.
Đoàn đại biểu của Thành ủy HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam TP.HCM viếng Đại tướng |
Từng dòng người tại TP.HCM đang xếp hàng để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong dòng người đến viếng có rất đông cựu chiến binh là những người từng chiến đấu ở Điện Biên, Trường Sơn năm xưa.
Tại Thanh Hóa, sáng 12/10, hàng nghìn người dân, cán bộ, chiến sỹ trên địa bàn toàn tỉnh đã làm lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hàng nghìn người đã tập trung về trụ sở Ban chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa để tham dự lễ viếng. |
Cùng thời điểm, hàng triệu người dân Thanh Hóa không kể miền xuôi hay ngược đều tập trung về trụ sở Ban chỉ huy quân sự các huyện để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lúc 7h30, tại tỉnh Điện Biên: Tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 3 điểm: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng.
Học sinh Điện Biên viếng Đại tướng |
Tại di tích Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, ngay từ sáng sớm, bà con các dân tộc từ các bản làng đã có mặt đông đủ. Ai cũng nghẹn ngào, nước mắt tuôn trào trong niềm tiếc thương vô bờ. Trong giờ phút tiễn biệt Đại tướng - người mà gần 6 thập kỷ qua, tên tuổi gắn liền với sông núi Điện Biên về với đất mẹ niềm tiếc thương càng nhân lên gấp bội.
Cũng lúc này, tại Quảng Bình đang diễn ra Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bí Thư tỉnh ủy Lương Ngọc Bính - trưởng Ban lễ tang Quảng Bình, đã đọc điếu văn nhắc lại những dấu ấn to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nhân dân Quảng Bình và trên cả nước, sau đó tuyên bố chính thức bắt đầu lễ viếng. Đoàn thắp hương đầu tiên trước bàn thờ Người là lãnh đạo tỉnh cùng khoảng 10 người thân họ hàng Đại tướng.
Lúc 7h25, tại Hà Nội: Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông chính thức bắt đầu từ. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố chính thức bắt đầu lễ viếng.
Ngay sau tuyên bố bắt đầu lễ viếng, đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu vào viếng. Một không khí đau buồn bao trùm nhà tang lễ.
Chính giữa nhà tang lễ, trên cùng là cờ Tổ quốc cùng băng đen với dòng chữ “Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khóa 1 đến khóa 7”. Phía dưới là di ảnh Đại tướng trong quân phục uy nghiêm mà nhân hậu.
BTV Diệp Chi chia sẻ những dòng tâm sự xúc động của mình trên mạng xã hội: Cả gia đình con coi Người là Thần tượng. Hay tin Người mất, run tay nhắn từng dòng cho mẹ, biết khi đọc, thể nào mẹ cũng khóc... Ông ngoại con, ông bác của con-những học trò của Người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Giờ đây, mỗi lần thắp nén nhang cho họ, chúng con có thêm một cái tên để khấn cầu.
"Cả đất nước đang nắm chặt tay nhau". 30 vạn người từ Nam chí Bắc đã xếp hàng cả ngày trời để có vài giây ngắn ngủi cúi đầu bày tỏ lòng thành kính tới Người trong số nhà 30 Hoàng Diệu. Có lời ngợi ca nào ý nghĩa hơn như thế... Sự vĩ đại của Người chẳng phải kiếm tìm ở đâu xa.
2h sáng hôm trước, ngồi biên tập những hình ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cho chương trình Cafe sáng. Tay tua chậm rãi từng frame hình và nước mắt cứ thế tuôn rơi, mặn đắng...
Giờ này, mẹ và em gái đang đứng xếp hàng, nhích từng bước chân một trong đoàn người dài hàng mấy cây số mà con tin, ai trong số họ, ngoài niềm xúc động còn có cả sự tự hào, vinh dự khi sắp sửa được bước vào chốn thanh bình nơi Người đã gắn bó, vui vầy bên cháu con trong những năm cuối cùng của cuộc đời.
Mai, con cũng sẽ có được vinh dự ấy.
Cụ Giáp vẫn luôn sống mãi ở trong tim người Việt và sống trong lòng kính phục của nhân dân thế giới. Chúng ta phải phấn đấu nhiều hơn xây dựng đất nước nữa để xứng đáng hơn cho hình tượng người Việt - vị tướng tài ba bất tử. Với tôi cụ Giáp vẫn luôn tồn tại trong tim!
Lúc 7h15 tại Hà Nội: Theo ghi nhận của phóng viên VOV tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, công tác chuẩn bị cho lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn tất. Trước đó, 7h10 phút, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn viếng của các bộ ngành TƯ đã có mặt tại sảnh nhà Tang lễ Quốc gia, chuẩn bị vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bên trong, Linh cữu Đại tướng được phủ bên trên lá cờ Tổ quốc, được quàn chính giữa nhà tang lễ, hai bên là hai hàng tiêu binh. Gia quyến của Đại tướng đứng quanh linh cữu của Người sau lễ phát tang.
Lúc 6h40, tại TP Hồ Chí Minh: Từ sáng sớm, tại Hội trường Thống nhất TP.HCM, hàng nghìn người đã có mặt và xếp hàng theo thứ tự để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lãnh đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban mặt trận TP HCM cũng đã có mặt. Trên cổng hội trường thống nhất đã treo dải băng tang mang dòng chữ “Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khóa 1 đến khóa 7”.
Các cựu chiến binh đến viếng Đại tướng tại Hội trường Thống nhất TP.HCM |
Bên trong hội trường, bên trái là khu trưng bày những tư liệu về tiểu sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ở phía bàn thờ, di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đặt trang trọng. Phía trên bàn thờ đặt di ảnh Đại tướng là lá cờ Tổ quốc, phía dưới Quốc kỳ là dòng chữ nổi bật trên nền tang đen “Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khóa 1 đến khóa 7”.
Lúc 6h30, tại Hà Nội: Đoàn Ban Tổ chức Lễ Quốc tang do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, phủ cờ Tổ quốc lên linh cữu Đại tướng.
Tại Quảng Bình: Tuy 7h30 sáng 12/10, Lễ viếng chính thức Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới bắt đầu tuy nhiên ngay từ 6h sáng, đông đảo quần chúng nhân dân Quảng Bình đã có mặt tại hội trường UBND tỉnh để đợi viếng Đại tướng.
Ở thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) trời đang mưa nặng hạt nhưng từ tờ mờ sáng, các lực lượng làm nhiệm vụ đã có mặt đầy đủ vào vị trí để làm nhiệm vụ. Dọc hai bên đường dẫn vào hội trường UBND tỉnh, lực lượng thanh niên của tỉnh Quảng Bình cầm ảnh, xếp hàng để tưởng niệm Đại tướng.
Bên trong hội trường, bàn thờ và di ảnh của Đại tướng được đặt trang trọng, bên phải là đội quân nhạc.
Lúc 6h, tại Hà Nội: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đại tướng Phùng Quang Thanh và đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị những khâu cuối cùng tại Nhà tang lễ Quốc gia.Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đại tướng Phùng Quang Thanh kiểm tra công tác chuẩn bị những khâu cuối cùng tại Nhà tang lễ Quốc gia. |
Ngay từ tinh mơ, các lực lượng làm nhiệm vụ phục vụ tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mặt tại các vị trí để thực hiện nhiệm vụ. Ngoài lực lượng công an, cảnh sát giao thông, dân phòng, đội thanh niên tình nguyện cũng có mặt tại các tuyến phố hướng về Nhà tang lễ Quốc gia để chuẩn bị hỗ trợ đảm bảo trật tự giao thông trong Lễ viếng Đại tướng.
Lúc 5h30, tại Hà Nội: Tại khu vực Nhà tang lễ quốc gia, vào lúc 5h30, những công tác chuẩn bị cuối cùng cũng đã được tiến hành. Đông đảo phóng viên báo chí trong và ngoài nước cũng có mặt từ rất sớm để ghi nhận không khí trước khi Lễ viếng chính thức bắt đầu.
Bên ngoài Nhà tang lễ Quốc gia, dù trời vừa hửng sáng, nhưng đã có hàng chục người dân, trong đó có những người đi từ ngoài khu vực nội thành Hà Nội để dự Lễ viếng.
Bác Nguyễn Thị Quy, một người dân ở Thủ đô cho biết, dù biết rằng không thể được vào nhưng để tỏ lòng tiếc thương và đưa tiễn vị Đại tướng tài đức của dân tộc, bác đã đến rất sớm. Dù không được vào, nhưng Ban tổ chức có lắp các màn hình lớn nên bác có thể theo dõi được.
Vì lễ viếng Đại tướng sẽ được VOV và VTV tường thuật nên các cán bộ, kỹ thuật viên, biên tập kiểm tra những khâu cuối cùng để đảm bảo cung cấp thông tin, hình ảnh lễ viếng tới đồng bào.
Hình ảnh phóng viên VOV online ghi nhận tại Nhà tang lễ quốc gia sáng sớm nay |
Sáng nay (12/10), Lễ viếng chính thức Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, Quảng Bình và TP HCM.
Tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội), nơi quàn linh cữu Đại tướng, lễ viếng sẽ diễn ra từ 7h30 đến 21h với sự có mặt của Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương, gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Lãnh đạo cấp cao nước ngoài; Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; các đoàn quốc tế và ngoại giao, Cựu chiến binh Việt Nam, các bộ, ngành đoàn thể Trung ương, địa phương.
Ngày 13/10, di quan đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông ra sân bay Nội Bài qua các đường: Trần Thánh Tông – Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi – Điện Biên Phủ - Độc Lập – Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu – Trần Phú – Sơn Tây – Kim Mã – Cầu Giấy – Phạm Văn Đồng – Thăng Long – Sân bay Nội Bài.
Dự kiến, đoàn đưa thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến Sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) vào 12h30 ngày 13/10. Từ Sân bay Đồng Hới, đoàn xe di chuyển tới Vũng Chùa – Quảng Đông – Quảng Trạch- Quảng Bình.
Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được truyền trực tiếp trên hệ thống của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)./.
Theo : VoV
Lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được truyền trực tiếp trên hệ thống của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)./.
Theo : VoV
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét